Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lạ lẫm bún măng bò kiểu Pháp

Không chỉ lạ từ cái tên, món bún này còn khiến người ta ngạc nhiên vì nguyên vật liệu, gia vị đều không giống với người "anh em" bún bò.

Lạ lẫm bún măng bò kiểu Pháp

Không chỉ lạ từ cái tên, món bún này còn khiến người ta ngạc nhiên vì nguyên vật liệu, gia vị đều không giống với người "anh em" bún bò.

Bún măng bò do một người Pháp gốc người Việt sáng chế. Sự ra đời của món ăn gắn với việc người này muốn nấu món bún bò Huế để cả gia đình thưởng thức, nhưng do tìm không đủ nguyên vật liệu ở khu chợ nơi “đất khách quê người”, đành chế biến, gia giảm các nguyên liệu khác mà thành. Điểm cộng là sau khi người thân và bạn bè thưởng thức món ăn đều khen ngon. Thừa thắng xông lên, người này quyết định kinh doanh nó trên đất Pháp. Lạ miệng và mang hương vị quê nhà nên khách đến quán khá đông. Thời gian sau, từ một quán ăn nhỏ, người này đủ tiền mở một nhà hàng quy mô lớn chỉ kinh doanh bún măng bò.

Gắn với truyền kỳ như thế nên ở Sài Gòn chỉ có một quán bán món ăn này với đầu bếp quen với người chế ra món ăn và được truyền nghề. Đó cũng là quán từng khiến giới trẻ mê mệt với món bánh mì hương vị Pháp, King Kebab.

Tô bún lạ lẫm với sự hiện diện của sách bò, măng tươi, bò viên.
 
 Rau sống ăn kèm sạch sẽ, tinh tươm với cải ron xắt mỏng, giá lặt gốc, rau thơm các loại.
Gia vị giúp món ăn thêm đậm đà cũng được hô biến thành chén nước chấm độc đáo.

Ngay từ tên gọi, món ăn này đã gợi nhiều sự tò mò cho thực khách bởi trước đó chỉ có bún bò hay bún măng vịt, làm gì có món bún nào có tên bún măng bò. Ý nghĩ đó khiến không ít thực khách hình dung món ăn sẽ là “bún bò Huế với măng ăn kèm”. Để rồi khi đối diện với món ăn, không ít người “ngã ngửa” bởi ngoài những lát bắp bò xắt mỏng điểm xuyết cho "xôm tụ", nó chẳng giống món bún bò quen thuộc với việc xuất hiện của những miếng sách bò trắng phau, thịt bò viên mềm mịn, măng tươi vàng ươm, cà chua bắt mắt. Lạ nhất là “mang tiếng” bún bò nhưng tô bún thơm ngát trước mặt không có mùi sả hay mắm ruốc đưa hương mà ngai ngái vị mắm tôm. Cọng bún trong món ăn không thanh mảnh như loại bún dùng để ăn bún riêu, song cũng không phải loại "chuyên trị" bún bò.

Chưa kịp hỏi về nguyên liệu và hương vị lạ lùng của món bún, bạn sẽ “mắt chữ O, miệng chữ A” khi người phục vụ nhắc “nhớ thêm một ít mắm tôm, một ít ớt sa tế vào tô thì món ăn mới đậm đà đúng điệu”. Không ngạc nhiên sao được bởi hai gia vị ấy được dùng cho hai món bún khác nhau là bún bò và bún riêu. Món ăn này có nước dùng gia giảm mắm tôm, khi ăn nêm thêm mắm tôm, lại có cà chua, chỉ có một ít thịt bò bắp, sách bò đi kèm tại sao không gọi là bún riêu mà là bún măng bò. Đem thắc mắc hỏi chủ quán sẽ nhận được một câu... lãng xẹt: “Anh cũng hỏi tại sao nhưng người đó nói là thế đó, rồi kể câu chuyện trên nên anh cũng chịu”.

 Những cọng bún thanh mảnh có kích thước vừa phải.
Sách bò trắng non, giòn mềm.

“Anh cũng chịu” nhưng chắc chắn thực khách sẽ không chịu, có điều nhấm nháp những miếng sách bò được sơ chế cẩn thận thơm mềm, những miếng măng tươi giòn sần sật không hăng, đắng, nước dùng tươi ngọt, rau thanh mát khiến người ta chẳng chỉ muốn cảm nhận cái ngon của nó trước khi đưa ra câu hỏi tiếp theo.

Địa chỉ: King Kebab, 262 Cao Đạt, P1, Q.5, TP.HCM. Giờ mở cửa từ 9h-23h, không bán mùng 1 và rằm hàng tháng. Một tô bún măng bò có giá 30.000 đồng

Huỳnh Hằng

Theo Infonet

Huỳnh Hằng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm