Nhiều người thường truyền tai nhau bài thuốc lá mơ lông kết hợp với trứng gà ăn tốt cho sức khỏe. Vậy, lá mơ lông với trứng gà có tác dụng gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Tác dụng của lá mơ lông
Mơ lông còn có tên khác là mơ tam thể, dây mơ lông, dây mơ tròn, ngưu bì đống (tên Trung Quốc). Tên khoa học Paederia tomentosa L. thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Cây mơ tam thể là một thứ cây leo, lá mọc đối, hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài, mặt lá hay bị nấm Aecidium paederiae ăn hại.
Hoa tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu có đài tồn tại màu vàng nâu, bóng.
Cây mơ lông mọc hoang ở những hàng rào, nhiều nơi trong nước ta. Thường chỉ hái lá tươi khi dùng đến.
Trong cây chứa một tinh dầu rất hăng mùi bisunfua cacbon.
Cây mơ lông có tính bình, mát, vị ngọt và đắng nhẹ. Ảnh: VTC. |
Trong Đông y, lá mơ lông tác dụng khu phong, tiêu thũng, giải độc, lợi thấp, giảm ho, kích thích lưu thông máu, giảm đau và tiêu thực.
Cây mơ lông chủ yếu được dùng trong hỗ trợ điều trị các chứng: Đau dạ dày, co thắt túi mật, suy dinh dưỡng ở trẻ em, tê đau do tổn thương bên ngoài, ăn lâu tiêu, viêm gan vàng da, bệnh kiết lỵ do amip, ho gà, phong tê thấp, viêm ruột, lao phổi, gân cốt đau nhức và nhiễm độc phosphor…
Theo dược học cổ truyền, mơ lông có:
- Vị đắng, tính mát.
- Tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
- Thường được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả.
Theo kinh nghiệm dân gian, công dụng của mơ lông là giúp thanh nhiệt, sát khuẩn và trị các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt.
Liều dùng 20-30 g/ngày, có thể dùng đến 50 g vẫn an toàn. Nếu ăn ít, với tính cách như rau thơm, lá mơ thanh nhiệt và chống dị ứng.
Lá mơ lông với trứng gà có tác dụng gì?
Viêm đại tràng là căn bệnh khó chữa, hay tái phát vì niêm mạc ruột mỏng dễ bị tổn thương. Nếu người bệnh lạm dụng thuốc Tây sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc cũng như tác dụng phụ. Đặc biệt, đối với trường hợp phụ nữ mang thai nếu bị viêm đại tràng sẽ rất khó khăn trong vấn đề đại tiện và rất có thể dẫn đến bệnh trĩ sau khi sinh.
Bởi vậy, bài thuốc từ lòng đỏ trứng gà, lá mơ lông vừa dễ làm, đỡ tốn kém, không có tác dụng phụ.
Lá mơ lông với trứng gà có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người. |
Để áp dụng bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị khoảng 30-50 g lá mơ lông và 1-2 quả trứng gà. Tiếp đến, lá mơ lông bạn đem rửa sạch và thái nhỏ rồi trộn đều với 2 quả lòng đỏ trứng gà.
Sở dĩ bạn không sử dụng lòng trắng trứng gà vì nó chứa nhiều chất khó tiêu. Một trong những thứ không thể thiếu khi bạn dùng phương thuốc này là lá chuối. Lá chuối ở đây được dùng để lót dưới đáy chảo, rồi đổ hỗn hợp trứng gà, lá mơ lên phía trên.
Sử dụng lá chuối nhằm đảm bảo không bị mất tinh dầu trong lá mơ lông. Mỗi ngày bạn nên ăn món ăn này khoảng 3 lần và ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Bạn cũng có thể trộn đều khoảng 10 g gừng băm nhỏ vào hỗn hợp trứng gà, lá lông mơ để chữa đau, đầy bụng. Lưu ý, bạn nên sử dụng món ăn trên khi đang còn nóng để có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, để chữa trị bệnh viêm đại tràng bạn cần tránh những đồ ăn dễ gây kích thích như đồ sống, thực phẩm chua cay, bia rượu, cà phê và kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp.
Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?
Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.