Dịp Giáng sinh vừa qua là tròn 1,5 năm tôi không còn bố trên đời. Sự ra đi của bố giúp ông thoát khỏi những đau đớn của bệnh tật, nhưng tôi vẫn rất buồn khi nghĩ đến việc bản thân không còn đủ bố mẹ.
Hồi bố còn, tôi và ông ít khi nói chuyện được với nhau, một phần vì không hợp tính, một phần cảm xúc bố tôi hay lên xuống thất thường, hậu quả của chứng rối loạn lưỡng cực. Tôi cũng không nhắn tin nhiều cho bố, chủ yếu hỏi thăm sức khỏe, gọi điện bố ở nhà thế nào.
Ngày bệnh tật, không biết từ khi nào, bố đã soạn sẵn một lá thư để dặn dò gia đình.
"Do tôi bị bệnh hiểm nghèo, sống chết lúc nào không biết trước được nên tôi viết mấy dòng gửi lại cho anh chị em trong nhà và vợ con tôi phòng khi tôi mất mọi người hãy thực hiện đúng như vậy...".
Bình thường, bố tôi ít trò chuyện, những lúc tỉnh táo thì hay nói về chuyện cưới xin của tôi và em gái. Ông tiếc là không sống được đến ngày chúng tôi kết hôn, được mặc bộ vest hai con gái mua tặng hồi sinh nhật. Bố cũng không phải người chữ nghĩa nên khi được mẹ gửi cho đọc lá thư vài ngày trước khi ông thực sự ra đi, tôi bất ngờ lắm.
Có lẽ trong lúc đau đớn đến phát điên vì bệnh, bố luôn nhớ đến vợ con và viết ra những lời ấy. Sau khi bố mất, tôi lưu lại bức thư trong điện thoại, như nhắc nhở rằng mẹ con tôi được bố yêu thương nhiều thế nào.
Tiếc rằng hồi đó hai bố con ít nói chuyện với nhau, và nếu được, tôi muốn nghe bố nói chuyện, tâm sự nhiều hơn thay vì lảng tránh sự thật là bố tôi đang bị bệnh hiểm nghèo.
Giờ, hy vọng rằng ở nơi xa, bố sẽ được các thiên thần bảo vệ và yêu thương thật nhiều.
(Thúy Hằng, TP.HCM)
Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn
Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.