Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lách luật để có 'nụ hôn nhục cảm nhất màn ảnh' dài hơn 2 phút

Alfred Hitchcock đã lách luật như thế nào khi Luật Điện ảnh Mỹ quy định mỗi nụ hôn trên phim không được phép kéo dài quá 3 giây, nhưng đạo diễn muốn 2 nhân vật hôn hơn 2 phút?

Alfred Hitchcock là tượng đài số một trong dòng phim kinh dị và là một trong các nhà làm phim có phương pháp được học hỏi và đem ra mổ xẻ nhiều nhất. Ông có một sự nghiệp rực rỡ ở cả Anh và Hollywood. 

Với thế mạnh là kinh dị và lãng mạn, Hitchcock luôn đau đáu với việc sáng tạo ra những cách làm mới lạ trong điện ảnh, làm sao để khán giả có được trải nghiệm sống động nhất trong rạp chiếu và rủ thật đông người quen đến xem cùng?

Ông chú trọng từ kịch bản, diễn xuất, âm nhạc cho đến khâu quảng cáo, tạo hiệu ứng truyền miệng. Tuy nhiên, việc khó khăn nhất đối với một đạo diễn phim kinh dị thời kỳ đó chính là phải đối mặt với bộ phận kiểm duyệt. 

Tài năng bậc thầy và khả năng lách luật

Trong cả sự nghiệp, Hitchcock không bao giờ để cho vấn đề kiểm duyệt khắt khe làm khó ông. Ông có được cho mình hàng loạt tuyệt tác kinh dị, trinh thám khiến bao thế hệ khán giả và cả giới trong nghề ngưỡng mộ. Hitchcock không chỉ là tài năng bậc thầy trong khả năng kể chuyện, ông còn là bậc thầy trong việc sáng tạo ra những cách dựng phim vừa làm tăng cảm xúc cho khán giả, vừa lách qua cửa kiểm duyệt một cách tài tình.

Hai tác phẩm điển hình nhất cho việc này là Notorious (1946) và Psycho (1960). Trong Notorious, Cary Grant đóng vai một mật vụ của Mỹ phải lòng cô con gái (Ingrid Bergman đóng) của một điệp viên làm việc cho Đức Quốc Xã đang ẩn náu ở Brazil sau thế chiến 2.

Tuy nhiên, vì số phận đã đặt đôi trẻ ở hai phe nên Cary Grant vẫn phải chối bỏ tình yêu để hoàn thành nghiệm vụ, khiến Ingrid Bergman phải kết hôn với một điệp viên Đức Quốc Xã khác để điều tra về tổ chức gián điệp này. Trong phân cảnh khi hai người gặp lại nhau, Alfred Hitchcock định cho Cary và Ingrid lao vào nhau với một nụ hôn nồng cháy.

Tuy nhiên, luật điện ảnh Mỹ ở thời điểm đó (1946) cấm các cảnh hôn nhau trên màn ảnh kéo dài quá 3 giây. Thời lượng 3 giây là quá ngắn cho một nụ hôn với tình cảm nồng cháy bị dồn nén lâu ngày của hai nhân vật chính trong Notorious.

Hitchcock bèn nghĩ ra cách để cho hai nhân vật chính cứ chạm môi nhau trong 3 giây là tách ra rồi lại làm lại, cứ thế kéo dài đến 2 phút rưỡi. Cảnh quay được giới phê bình đương thời ca tụng hết lời và gọi đây là "nụ hôn riêng tư và nhục cảm nhất" trên màn ảnh.

Alfred Hitchcock khong so kiem duyet. anh 1
Cary Grant và Ingrid Bergman có một cảnh hôn bất hủ trên màn ảnh. 

Điều tương tự cũng diễn ra trong Psycho. Để đối phó với luật cấm khoả thân trên phim, Hitchcock đã chọn diễn tả cảnh nữ chính do Marion Leigh thủ vai bị đâm trong bồn tắm bằng những góc máy cận, đồng thời liên tục chuyển góc nhìn từ góc thứ ba sang góc nhìn thứ nhất, nhằm khiến khán giả cảm nhận được sự kinh hoàng mà nạn nhân phải chịu đựng.

Dù không hề ghi lại nhát đâm trực diện của kẻ thủ ác nhưng cảnh phim này vẫn là nỗi kinh hoàng cho nhiều thế hệ khi bước vào phòng tắm và được coi là bước đột phá về cách “hù dọa” trong điện ảnh. 

Alfred Hitchcock khong so kiem duyet. anh 2
Alfred Hitchcock chưa bao giờ để cho chuyện kiểm duyệt nghiêm ngặt làm khó ông.

Chuyện kiểm duyệt gắt gao tại Anh, Mỹ đầu thế kỷ 20

Những sáng tạo của Alfred Hitchcock càng trở nên vĩ đại hơn nếu xét trong bối cảnh kiểm duyệt gắt gao lúc bấy giờ ở Anh và Mỹ. Ngày nay các bộ phim Hollywood đều rất thoáng trong việc mô tả tình dục và bạo lực nhưng ở thời của Hitchcock thì không phải như vậy. Người ta nói nếu một người kiểm duyệt phim thời của Hitchcock nhìn thấy những gì diễn ra tại Hollywood thời nay, người đó sẽ bị truỵ tim.

Bộ phim Stage Fright năm 1950 của Hitchcock là một ví dụ. Cảnh diễn viên Marlene Dietrich thể hiện ca khúc The laziest gal in town trong bộ đầm ngủ đã bị cắt gọt để giảm tối đa sự khiêu gợi từ các động tác hình thể của cô.

Thậm chí lời bài hát trong phim cũng bị buộc phải sửa lại từ “Chúa biết em không thể” thành “anh biết em không thể” và loại hẳn câu “hãy cùng hư đốn nhé”.

Alfred Hitchcock khong so kiem duyet. anh 3
Alfred Hitchcock và Marlene Dietrich trên phim trường Stage Fright.

Theo cuốn Hitchcock and the Censors của John Billheimer, ở thời điểm ấy, những bộ phim ở Anh và Mỹ không được “thể hiện hình ảnh chúa Jesus”, không được “có cảnh khoả thân”.

Riêng điều lệ của hội đồng kiểm duyệt Anh có 98 điều, với những quy định nghiêm ngặt để bảo vệ thể chế của nước Anh lúc đó như không được “thể hiện xung đột giữa người làm thuê và chủ lao động”.

Ở Mỹ, điều luật “không được có nội dung nhạy cảm và đụng chạm tới người nước ngoài” được giữ cho đến năm 1942, khi nước này tuyên chiến với Đức Quốc Xã. Trước đó, những studio Mỹ rất hứng thú với thị trường điện ảnh phát triển của Đức.

Thậm chí họ còn dự tính tăng cường xuất khẩu phim sang thị trường này trong trường hợp Đức thắng thế chiến thứ 2. Những bộ phim của Hitchcock bị ảnh hưởng bởi điều luật này là Foreign Correspondent (1940) và Saboteur (1942).

Trước đó, vào năm 1927, bộ phim The Lodger của Hitchcock cũng phải sửa kịch bản để nhân vật chính do ngôi sao Ivor Novello thủ vai vô tội trong khi nguyên gốc nhân vật trong tiểu thuyết là kẻ giết người hàng loạt. Theo quy tắc thời ấy, những ngôi sao không được phạm tội nghiêm trọng trên phim và những nhân vật phạm tội thì phải bị trừng phạt.

Như vậy, có thể thấy, không cần những cảnh phô bày máu thịt ghê rợn hay thể hiện sự giết người ghê rợn trực diện trên màn ảnh, Alfred Hitchcock vẫn là một bậc thầy với những tác phẩm bất hủ trong dòng phim kinh dị.

‘Midsommar’ - lễ hội ma quái rợn người dưới ánh Mặt Trời

Tác phẩm kinh dị “Midsommar” mang đến những ẩn dụ về mối quan hệ tình cảm rạn nứt đặt trong bối cảnh một nghi lễ dị thường dưới ánh mặt trời vùng Bắc Âu.



Minh Quân

Bạn có thể quan tâm