Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Làm gì khi đi chơi Tết bất ngờ bị đau mắt đỏ?

Khu vực nhà tôi đang có dịch đau mắt đỏ, đúng thời điểm Tết Nguyên đán. Tôi cần làm gì nếu đột nhiên bị đau mắt đỏ khi đang đi chơi Tết?

Khu vực nhà tôi đang có dịch đau mắt đỏ, đúng thời điểm Tết Nguyên đán. Tôi cần làm gì nếu đột nhiên bị đau mắt đỏ khi đang đi chơi Tết?

Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh (NHS)

Viêm kết mạc, hay đau mắt đỏ, là căn bệnh rất dễ lây lan. Vì vậy, nếu tiếp xúc gần với người bị đau mắt đỏ, bạn rất dễ bị lây nhiễm.

Dấu hiệu cảnh báo có thể bạn bị đau mắt đỏ bao gồm:

  • Mắt bị đỏ
  • Mắt bỏng rát hoặc cảm thấy khó chịu
  • Có mủ dính vào lông mi
  • ngứa mắt
  • Chảy nước mắt.

Khi chẳng may bị đau mắt đỏ, bạn có thể làm một số điều sau để giúp giảm bớt các triệu chứng của mình.

  • Đun sôi nước và để nguội rồi nhẹ nhàng lau phần lông mi để làm sạch lớp vảy bằng miếng bông sạch (mỗi mắt 1 miếng).
  • Chườm mát lên mắt (hoặc chườm ấm nếu cảm thấy dễ chịu hơn) và không dùng chung khăn mặt hoặc khăn tắm với người khác.
  • Rửa mặt và mí mắt bằng xà phòng nhẹ hoặc dầu gội trẻ em và rửa lại sạch bằng nước để loại bỏ các chất gây kích ứng.

Nói chuyện với dược sĩ về bệnh viêm kết mạc. Họ có thể cho bạn lời khuyên và gợi ý thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc kháng histamine để giúp giảm các triệu chứng của bạn. Nếu bạn cần điều trị cho trẻ dưới 2 tuổi, bạn sẽ cần đơn thuốc của bác sĩ đa khoa.

Những dấu hiệu dưới đây có thể cảnh báo vấn đề nghiêm trọng hơn về mắt. Hãy đi khám nếu bạn:

  • Bị đau trong mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Thay đổi về tầm nhìn, như nhìn thấy đường lượn sóng hoặc nhấp nháy
  • Mắt rất đỏ
  • Trẻ dưới 28 ngày tuổi bị đau mắt đỏ.

Khi bạn bị đau mắt đỏ, ngoài việc giữ gìn vệ sinh, bạn nên làm một số điều để tránh lây bệnh sang người khác:

  • Rửa tay thường xuyên bằng nước xà phòng ấm
  • Giặt vỏ gối và khăn mặt bằng nước nóng và chất tẩy rửa. Thay đổi chúng thường xuyên
  • Che miệng và mũi khi hắt hơi và bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác
  • Không dùng chung khăn và gối
  • Tránh trang điểm mắt cho đến khi hết nhiễm trùng. Vứt bỏ đồ trang điểm mắt cũ và bất kỳ đồ trang điểm nào đã sử dụng ngay trước khi bắt đầu bị nhiễm trùng.
  • Đeo kính thay vì sử dụng kính áp tròng. Lau kính thường xuyên. Vứt bỏ kính áp tròng dùng một lần.
  • Nếu bạn đã sử dụng thuốc nhỏ mắt cho mắt bị nhiễm trùng, đừng dùng cùng một lọ để nhỏ cho mắt không bị nhiễm trùng.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, cuốn sách "Tâm hơn thuốc" của tác giả Lissa Rankin chỉ ra rằng biện pháp cải thiện tâm lý, suy nghĩ tích cực có thể phòng tránh bệnh tật và giải quyết một số vấn đề về sức khỏe của con người. Cuốn sách cho thấy sự sáng tạo, thư giãn, sống thật với chính mình... là những phương pháp đơn giản giúp giảm căng thẳng trong công việc và cải thiện tình trạng sức khỏe.

Một người có thể bị đau mắt đỏ mấy lần?

Xin hỏi bệnh đau mắt đỏ kéo dài bao lâu? Sau khi khỏi, tôi có thể bị thêm nhiều lần nữa không?

Độc giả Nguyễn Hồng Anh

Bạn có thể quan tâm