Khi cơ thể già đi, acid trong dạ dày có xu hướng giảm dần do sự lão hóa của tế bào thành. Thêm vào đó, với một chế độ ăn uống nghèo nàn, không phong phú các loại thực phẩm, chắc rằng chúng ta có thể thấy sức khỏe đối mặt với cả hai vấn đề tiêu hóa và miễn dịch
Trước hết, chúng ta cần biết rằng acid dạ dày tốt cho cơ thể.
Vì sao cần acid dạ dày?
Acid dạ dày hoặc acid hydrochloric (HCl) là một chất xúc tác tiêu hóa rất mạnh. HCl có chức năng quan trọng, gồm:
- Các chất đạm trong thịt, cá, thực vật không thể hấp thu nếu HCl bước đầu không phá vỡ các protein ở dạ dày thành các chuỗi acid amin nhỏ hơn.
- Giúp kích thích tuyến tụy và ruột non sản xuất các enzym tiêu hóa cần thiết để phân cắt thêm chất bột, chất đạm và chất béo thành các đơn chất mà cơ thể hấp thu vào máu.
- Ngăn ngừa bệnh bằng cách giết vi khuẩn gây bệnh và nấm men thường có trong thực phẩm.
Khi cơ thể già đi, acid trong dạ dày có xu hướng giảm dần do sự lão hóa của tế bào thành. Thêm vào đó, với một chế độ ăn uống nghèo nàn, không phong phú các loại thực phẩm, chắc rằng chúng ta có thể thấy sức khỏe đối mặt với cả hai vấn đề tiêu hóa và miễn dịch.
Nên uống nước chanh sau khi ăn sẽ tốt hơn cho sức khỏe - Ảnh: Hoài Linh |
Suy dinh dưỡng, lão hóa sớm có thể do thiếu acid dịch vị?
Chúng ta có thể ăn nhiều protein và vẫn bị suy dinh dưỡng do thiếu protein, nghe thì lạ nhưng đơn giản vì protein không được phân cắt do thiếu hụt HCl. Điều này làm tăng mức độ cortisol, do đó làm tăng glucose (đường huyết) trong máu.
Cortisol cao ảnh hưởng xấu đến hành vi và tính khí của bạn, thường hay nóng, giận, bứt rứt. Khi tình trạng này kéo dài, cuối cùng tuyến thượng thận trở nên cạn kiệt và DHEA, các hormone duy trì sự trẻ trung, bị sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến lão hóa sớm.
Do vậy trên bệnh nhân thiếu hụt acid dạ dày lâu ngày thường ốm, hay đầy bụng, tính khí nóng nảy, hay cáu gắt, dễ bị ốm khi thay đổi thời tiết, khó thích nghi khi thay đổi thức ăn, ăn chế độ nghèo nàn, không đa dạng các nhóm đạm, đường, béo, rau xanh, lại kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng.
Cách nào giúp nâng acid dạ dày?
1. Nên uống nhiều nước có vị chua như chanh, cam không? Câu trả lời là nên uống bổ sung nhưng vừa phải, đúng và chú ý thời điểm dùng. Nên pha nước chanh với độ chua vừa phải, cho thêm mật ong hoặc đường mạch nha.
Theo sinh học, acid dịch vị tiết ra nhiều nhất vào ban đêm, sáng sớm chưa ăn gì, dịch vị nhiều acid, uống nước chanh là bổ sung acid có lợi khi ta thiếu, nhưng tăng nguy cơ tổn thương dạ dày nếu nồng độ acid tăng vọt quá nhanh.
Vì vậy nên uống một cốc vừa nước chanh hoặc cam sau khi ăn sáng hoặc sau khi ăn trưa 60-90 phút.
2. Thêm các loại thức ăn và đồ uống lên men vào chế độ ăn uống của bạn như sữa chua... Có thể bổ sung pha một gói men bánh mì vào một ly nước ấm và uống khi bụng đói (vào buổi sáng và uống một giờ trước khi ăn).
Nếu đã ăn, nên uống sau hai giờ. Không bao giờ trộn với trái cây hoặc rau ép vì nó sẽ lên men. Có thể dùng đến 2-3 gói/ngày nếu cần thiết.
3. Giảm bớt tiêu thụ lượng đường trắng. Thay thế bằng các loại chất ngọt có thêm thành phần men tiêu hóa như đường mạch nha (di đường).
4. Không ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn. Tăng các loại protein thực vật có tính kiềm như rau dền, bắp cải, giá đậu, đặc biệt các loại rong biển, tảo biển như tảo spirulina, tảo xoắn... vừa bổ sung các chất đạm đơn cho cơ thể vừa giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa, nên dùng trong hoặc ngay sau ăn.