Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm gì khi trẻ nói leo?

Khi trẻ không nhận thức sẽ khó có thể cho ý kiến, đây là dấu hiệu đang phát triển tốt. Tuy nhiên, cha mẹ nên dạy trẻ đúng cách để phát triển tư duy hoàn thiện hơn.

Tôi đang nói chuyện qua điện thoại với một người khác, nhưng đứa cháu nhỏ 4 tuổi cứ luôn miệng hỏi dù có ra dấu cho bé hiểu rằng đang bận. Đây là tình huống thực tế phản ánh những biểu hiện của trẻ khi bắt đầu nhận ra: "Tôi cần một ý kiến". Trẻ thường hỏi bạn về mọi thứ, biết câu trả lời nhưng luôn hỏi, hoặc khi đang trò chuyện trẻ có thể xen ngang vào câu chuyện. 

Tại sao nên khuyến khích trẻ cho ý kiến?

Khi trẻ không nhận thức thì sẽ khó có thể cho ý kiến. Vì vậy, trẻ cho ý kiến là dấu hiệu đang phát triển nhận thức tốt.

Giống như bạn chơi cờ vây, khi nhận ra một bước đi để dồn đối thủ vào thế bí hoặc lối thoát cho quân của mình trong lòng sẽ rất vui. Tuy nhiên, bạn có đủ kinh nghiệm và phương pháp để điều chỉnh cảm xúc đó và không thốt nên lời: "Tôi sẽ đi nước này". Trẻ thì không, ít nhất đến trước 12 tuổi. Trẻ không biết cách trình bày ý kiến mình và chọn đúng thời điểm. Điều này dẫn tới khi trẻ nghe câu chuyện giữa bạn và ai đó, bé chợt nhận thức và nhớ ra điều gì thì bật ra câu hỏi. Chúng ta thường gọi là "nói leo" hoặc khi trẻ chơi, trẻ cũng sẽ hỏi cho đến khi có câu trả lời.

Tre noi leo anh 1
Khi trẻ không nhận thức thì sẽ không thể cho ý kiến. Vì vậy, trẻ cho ý kiến là dấu hiệu đang phát triển nhận thức tốt .Ảnh: Zhidao.baidu.

Nhận thức và cho ý kiến là một quy trình học hỏi bắt buộc phải có cho tư duy phát triển đầy đủ. Thời điểm trước 12 tuổi là giai đoạn thuận lợi và mạnh mẽ cho cả hai yếu tố này phát triển, đặc biệt cho ý kiến. Sau độ tuổi này, trẻ bắt đầu phát triển cảm giác xấu hổ, hổ thẹn. Do đó, nếu trước 12 tuổi, trẻ không được rèn luyện để phát triển kỹ năng tự tin cho ý kiến thì rất khó học được kỹ năng này sau độ tuổi trên. Đến 18 tuổi, trẻ mới có cơ hội học lại khi cảm giác xấu hổ, hổ thẹn giảm, nhường chỗ cho sự tự lập phát triển.

Cha mẹ nên xử lý khôn khéo những tình huống trẻ cho ý kiến chưa đúng thời điểm và hướng dẫn con cách cho thể hiện thắc mắc đúng cách. Hơn nữa, bạn cũng nên tạo cho trẻ cảm thấy cha mẹ chịu lắng nghe ý kiến của trẻ.
Với những biểu hiện vô ý của trẻ, bạn xử lý thông minh, con sẽ không tái phạm. Bởi, trẻ dần nhận thức được hành vi của mình không lôi kéo được sự quan tâm của bạn hiện tại. Cuối cùng trẻ cũng phải đợi.

Làm gì khi trẻ nói leo?

Bạn vẫn tiếp tục ý câu chuyện bạn đang nói và đừng để ý bé đến khi kết thúc. Sau đó, xin phép người đang giao tiếp và bạn có thể quay sang bé, hỏi: "Con nói lại cho mẹ nghe nào?".

Tre noi leo anh 2
Cha mẹ nên xử lý khôn khéo những tình huống trẻ cho ý kiến chưa đúng thời điểm và hướng dẫn con cách cho thể hiện thắc mắc đúng cách. Ảnh:Baozhang2. 

Nếu đang nói chuyện qua điện thoại, bạn cũng thực hiện tương tự. Trong lúc nói, cha mẹ không nên bế con lên. Đợi kết thúc luôn câu chuyện, bạn quay sang bé, ngồi ngang và nói: "Mẹ đang nói chuyện điện thoại, con nói lại mẹ nghe nhé". 

Một số cha mẹ thể hiện hành vi chưa đúng như bực tức, quay lại quát bé trong lúc nói,  bồng bế vỗ con hoặc trả lời ngay khi nói. Hành vi này khiến trẻ nhận ra rằng việc hỏi như vậy là đúng thời điểm hoặc không biết thời điểm đúng để hỏi dù bạn quát tháo, la mắng.

Trẻ luôn hỏi khi bạn đang làm việc

Nếu công việc bạn có thể ngưng 15-20 phút để trả lời vấn đề của trẻ thì bạn hãy nói: "Con chờ mẹ 5 phút và mẹ sẽ trả lời con trong 15 phút". Hãy dùng một chiếc đồng hồ cát nhỏ để quy định 5 phút khi nói xong câu trên. Trẻ con chỉ kịp nhận thức về thời gian khi bạn cho trẻ thấy thời gian diễn ra như thế nào. Đồng hồ cát là một công cụ tốt.

Bạn dành 5 phút này để tạm dừng công việc và giữ đúng lời hứa quay lại trả lời bé trong 15 phút (tương đương 3 lần lật đồng hồ cát).

Hành vi chưa đúng cha mẹ thường mắc là trả lời con ngay khi được hỏi. Thời gian này để con hiểu bạn cũng cần chuẩn bị, bé cần đợi. Nếu công việc không thể dừng, bạn hãy cho bé một cuộc hẹn trong ngày khi mọi thứ được hoàn tất. Bạn nên là người chủ động nhắc lại lời hứa này.

Khi trẻ cố tình bướng bỉnh và không chấp nhận cuộc hẹn, bạn tiếp tục nhắc lại lịch trình cho trẻ 3 lần. Nếu trẻ vẫn ngang bướng, hãy cho trẻ thông điệp rõ ràng với thái độ nghiêm nghị như: "Mẹ đang bận và lý do ngắn gọn. Mẹ sẽ nói chuyện với con sau. Nếu con vẫn đứng đây để tiếp tục mè nheo, mẹ sẽ không trả lời nó đến khi muốn".

Khi thông điệp đã đưa ra thì bạn cần thực hiện. Lúc này, bạn có thể nhờ một người thân khác để giúp bé thay bạn. Khi bé vẫn tiếp tục làm phiền, bạn có thể sử dụng khoảng thời gian ngắn khi ngừng làm việc để trả lời câu hỏi của trẻ.

Dạy trẻ chúng ta cần cho thông điệp rõ ràng để con hiểu. Trẻ mè nheo, ngang bướng, đòi câu trả lời của bạn là do chưa biết cách nhận ra thời điểm để trao đổi. Cho trẻ thời gian chờ cũng là cách giúp trẻ nhận ra thời điểm thích hợp hơn. Đừng quát tháo, la hét, đánh hay trả lời trẻ đại khái khi đang làm việc hoặc đang bận. Nó không giúp trẻ phát triển khả năng cho ý kiến tốt hơn. 

Cuộc chiến của cậu bé 4 tuổi ung thư não được đá bóng cùng Quang Hải

Tom gọi bệnh viện nơi cậu bé điều trị là "khách sạn". Ở đó, cậu bé 4 tuổi đã có 16 lần xạ trị, 2 ca phẫu thuật và hôn mê gần một tháng vì căn bệnh ung thư não.



Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn

Chuyên khoa Dinh dưỡng nhi, ĐH Worcester, Vương quốc Anh

Bạn có thể quan tâm