Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm gì với bánh chưng thừa sau Tết?

Nếu đã "quen đến ngán" với những chiếc bánh chưng, bạn có thể biến tấu thành nhiều món mới toanh để nhâm nhi sau Tết.

am thuc Tet,  banh chung ran anh 1

Kimbap: Thay cơm bằng vỏ bánh chưng, kết hợp với phần nhân "vét tủ lạnh" mang đến món kimbap giòn dẻo, lạ miệng. Để thực hiện món ăn, bạn cắt mỏng bánh chưng, dằm nhuyễn và rán bằng nước đến khi hơi se mặt. Sau đó, dàn đều bánh chưng lên rong biển, đặt các nguyên liệu còn tồn đọng sau Tết như giò, xúc xích, rau củ, trứng rán vào và cuộn lại. Cuối cùng là cắt kimbap thành miếng vừa ăn, chấm cùng mayonnaise pha tương ớt, tương cà. Ảnh: Esheep.

am thuc Tet,  banh chung ran anh 2

Bánh chưng rán: Đây là cách biến tấu bánh chưng cơ bản cho những ai không rành bếp núc. Bạn chỉ cần cắt bánh thành miếng nhỏ, rán vàng giòn 2 mặt bằng dầu ăn. Bánh chưng rán thường ăn kèm dưa chua, củ kiệu. Muốn đậm đà hơn, sau khi chiên bạn có thể rim bánh chưng cùng nước mắm hoặc chấm với sốt me. Ảnh: Eater News York.

am thuc Tet,  banh chung ran anh 3

Cháo bánh chưng: Sau Tết, nhiều nơi trên cả nước còn dư âm đợt không khí lạnh. Cháo bánh chưng là món ăn chống ngán và có khả năng làm ấm bụng. Bánh chưng cắt thành lát nhỏ, cho vào nồi nước (hoặc nước luộc gà), vừa đun sôi vừa dằm nhuyễn đến khi sánh sệt. Bạn có thể nêm theo khẩu vị và thêm thịt gà xé, hành lá, rau mùi, tiêu, bột ớt, hành phi... Ảnh: Ngọc Anh.

am thuc Tet,  banh chung ran anh 4

Bánh chưng nướng: Ngoài rán, bánh chưng nướng cũng là món ăn lạ miệng sau Tết. Cách làm không quá khó, bạn cần đánh tan trứng, thêm nước mắm và hạt nêm. Sau đó lấy từng khoanh bánh chưng lăn qua bột mì và nhúng vào trứng. Bạn có thể đặt thêm giò lụa cắt sợi lên trên, rắc hạt tiêu và cho vào lò nướng ở 200 độ C trong vòng 30-35 phút. Bánh chưng nướng ăn cùng tương ớt, nước tương hoặc nước mắm. Ảnh: Ly Ngan.

am thuc Tet,  banh chung ran anh 5

Pizza bánh chưng: Từ lượng bánh chưng thừa, bạn có thể biến tấu thành pizza ngon không kém ngoài hàng. Dằm nhuyễn bánh chưng cùng một quả trứng và hành lá. Tiếp đến, cho dầu ăn vào chảo, dàn đều hỗn hợp vừa trộn và rán đến khi vàng giòn. Sau đó phủ phô mai và các loại rau củ như ớt chuông, đậu hà lan, ngô ngọt… lên bề mặt. Đậy nắp vung lại và chờ phô mai chảy là hoàn thành. Ảnh: BHX.

am thuc Tet,  banh chung ran anh 6

Bánh chưng bọc khoai: Lớp vỏ bánh giòn hòa quyện cùng nhân béo bùi làm từ khoai lang mang đến hương vị lôi cuốn. Bánh chưng cắt lát cho vào nồi hấp cách thuỷ, nhồi thành một khối dẻo mịn. Khoai lang luộc chín và nghiền với một ít gia vị. Cuối cùng, dàn bánh chưng lên tấm giấy bạc, phết thêm khoai lang, cuộn lại và rán giòn. Bạn có thể dùng kéo cắt bánh thành khối vuông nhỏ, ăn cùng với tương ớt, sốt me hoặc rưới thêm mỡ hành. Ảnh: Cooky.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

5 nhà hàng phục vụ 'cơm nhà' đầu năm ở TP.HCM

Nếu đang du xuân và bất chợt thèm một chén cơm trắng, thố cá kho mặn và đĩa rau muống, một số nhà hàng tại TP.HCM mở cửa dịp Tết có thể lấp đầy chiếc bụng đói của bạn.

Ăn gì để giải rượu trong dịp Tết

Dịp Tết Nguyên đán gắn liền với những bữa tiệc rượu khiến bạn mệt mỏi. Dưới đây là một số mẹo để bạn tránh được cảm giác nôn nao khó chịu sau cơn say.

Trúc Hồ

Bạn có thể quan tâm