Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Làm sao để bỏ tiền ‘mua’ hạnh phúc đúng cách

Người trẻ đang dành nhiều tiền hơn để tìm kiếm niềm vui cho bản thân. Song không phải ai cũng biết cách cân nhắc những trải nghiệm nào nên được ưu tiên hơn.

Người trẻ đang dành nhiều tiền hơn để tìm kiếm niềm vui cho bản thân. Song không phải ai cũng biết cách cân nhắc những trải nghiệm nào nên được ưu tiên hơn.

Lam sao de mua hanh phuc dung cach anh 1


Chi tiền để đạt được những giá trị tinh thần là một xu hướng phổ biến ở nhóm người trẻ tuổi.

Không ít người cho rằng việc dành ra một khoản tiền để mua trải nghiệm giúp họ hạnh phúc hơn là sở hữu vật chất.


Theo New York Times, thời gian hậu giãn cách hay phong tỏa là cơ hội tuyệt vời để nâng cao đời sống tinh thần nếu chúng ta có một số tiền dư dả.

Điều này đã khiến nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ, mạnh tay chi tiền cho những trải nghiệm khiến họ hạnh phúc, chẳng hạn mua một vé xem ca nhạc hoặc đi du lịch cùng bạn bè.

Tuy nhiên, việc vung tiền thiếu kiểm soát vào những thứ bù đắp tinh thần có thể khiến tiền trong ví bạn bay nhanh chóng.


Giải pháp

Tiền bạc có thể không mua được những giá trị tình cảm nhưng nó giúp chúng ta cải thiện mặt cảm xúc và các trải nghiệm trong cuộc sống.

Một nghiên cứu của Tập đoàn Haris cho thấy 72% người trẻ thuộc thế hệ Millennials (sinh từ năm 1981-1996) có xu hướng chi nhiều tiền hơn cho trải nghiệm hơn là vật chất.

Thay vì tiêu tiền vào ôtô, TV và đồng hồ, họ thích đi "phượt" cùng bạn bè, tham gia các lễ hội âm nhạc hay đăng ký các lớp học thủ công.

Theo giáo sư Elizabeth Dunn, đồng tác giả của cuốn sách “Happy Money: The Science of Happier Spending” (tạm dịch: Đồng tiền vui vẻ: Khoa học về việc chi tiêu hạnh phúc hơn), dùng tiền để mua trải nghiệm mang lại nhiều sự hài lòng hơn là vật chất. Vì những trải nghiệm mang tính tinh thần thường ở lại trong tâm trí lâu hơn.

Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng dư âm thì đọng lại lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cân nhắc loại trải nghiệm nào nên được ưu tiên hơn. Sau một năm đình trệ vì Covid-19, cô Dunn cho rằng mọi người nên tập trung vào những khoảnh khắc hiếm xảy ra lần 2.

Chẳng hạn, thay vì tham gia hòa nhạc, chúng ta có thể đến dự lễ cưới của một người bạn hoặc cùng bố mẹ trải nghiệm bộ môn thể thao mạo hiểm.

Bên cạnh đó, nếu có quá nhiều cơ hội đến tại một thời điểm, bạn không cần phải đạt được tất cả cùng một lúc.

“Những người có thu nhập cao thích thỏa mãn nhiều thứ ngay lập tức. Điều đó khiến họ phải đối mặt với hậu quả là rơi vào nợ nần. Niềm hạnh phúc ban đầu cũng có thể bị xóa bỏ bởi việc này”, Dunn cho hay.

Vì thế, hãy sáng suốt lựa chọn thứ cần ưu tiên hơn và đừng nên hấp tấp vào những “món hời” nhất thời.

Brian Thompson, một nhà hoạch định tài chính ở Chicago (Mỹ), khuyên rằng trước khi chi tiền vào việc gì đó, bạn nên đặt cho bản thân 2 câu hỏi: "Muốn tiêu vào mục đích gì?" và "Tại sao thực sự cần dùng nó?".

Ngoài ra, cho đi cũng là một cách để chia sẻ hạnh phúc. Ví dụ, việc ủng hộ quỹ vaccine Covid-19, quyên góp cho công tác phòng, chống dịch và các tổ chức xã hội cũng là một cách giúp bạn gắn kết hơn với cộng đồng.

“Hạnh phúc đến với sự bình yên từ bên trong, không phải của cải vật chất”, Aziz Junejo, một người dẫn chương trình, chia sẻ.

Trang Entrepreneur cho rằng con người được kết nối với nhau thông qua các mối quan hệ xã hội. Những liên kết lành mạnh có thể đẩy lùi cảm xúc tiêu cực, nỗi cô đơn và mang lại sự hạnh phúc. Vì thế, khi cùng những người thân yêu làm việc mình thích, niềm vui sẽ nhân đôi.

Làm sao giữ ổn định tâm lý khi giãn cách xã hội

Trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều người cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi phải dành phần lớn thời gian ở nhà, không có sự ngăn cách rõ rệt giữa công việc và cuộc sống.

Phương Thảo

Đồ họa: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm