Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm sao để bớt ăn vì căng thẳng

Căng thẳng gây ra mỡ bụng và cảm giác thèm ăn. Nhưng bạn có thể huấn luyện bộ não của mình để thèm ăn những thức ăn lành mạnh trong thời gian căng thẳng.

Có nhiều cơ chế sinh học giải thích tại sao căng thẳng và lo lắng có thể khiến mọi người tăng cân không mong muốn. Trong một số trường hợp, việc tăng cân có thể trở thành nguồn gốc của căng thẳng và kỳ thị. Điều này lại khiến cơ thể tăng cân hơn nữa.

Mặc dù chúng ta không thể loại bỏ hết căng thẳng trong cuộc sống, ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể kiểm soát tác động của nó đối với cơ thể.

Các nhà khoa học phát hiện ra có nhiều cách để giảm bớt căng thẳng và “huấn luyện lại” não bộ để cải thiện chế độ ăn uống và ngăn ngừa tăng cân do căng thẳng.

Căng thẳng thúc đẩy mỡ bụng như thế nào?

Khi não cảm nhận được nguy hiểm, cơ thể tiến hóa để tiết ra hormone căng thẳng cortisol. Cortisol làm tăng nhịp tim, huyết áp và lượng đường trong máu.

Trong thời gian ngắn, cortisol bảo vệ chúng ta khỏi các mối đe dọa tức thời bằng cách đưa cơ thể vào chế độ phản ứng hay bỏ chạy. Nhưng khi công việc, tài chính và các hoàn cảnh khác kéo theo mức độ căng thẳng thường xuyên hơn, nó có thể dẫn đến tình trạng tăng cortisol mạn tính.

Tác dụng phụ của cortisol là thúc đẩy chất béo trong cơ thể, đặc biệt mỡ bụng và mỡ nội tạng. Các nghiên cứu cho thấy những người có mức cortisol cao hơn có xu hướng chỉ số khối cơ thể cao hơn.

A. Janet Tomiyama, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Ăn kiêng, Căng thẳng và Sức khỏe tại Đại học California, Los Angeles, cho biết nếu bạn thường xuyên đấu tranh với căng thẳng, cortisol có thể gửi tín hiệu đến cơ thể để tích tụ chất béo.

“Ngay cả khi bạn không thay đổi đồ ăn, bị căng thẳng sẽ thúc đẩy quá trình lắng đọng chất béo”, cô Tomiyama, người nghiên cứu các cơ chế đằng sau căng thẳng và béo phì, cho biết.

Tại sao não căng thẳng khiến chúng ta ăn nhiều hơn?

Theo nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra việc sử dụng phiên bản tổng hợp của cortisol cho con người khiến họ tiêu thụ nhiều calo hơn đáng kể so với người dùng giả dược.

Điều đó một phần là do cortisol làm giảm độ nhạy của não đối với leptin, còn được gọi là hormone thèm ăn, điều chỉnh sự thèm ăn và khiến cơ thể cảm thấy no.

Thậm chí căng thẳng từ các hoạt động chúng ta thích có thể dẫn đến ăn quá nhiều. Trong một nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã theo dõi người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt ở các thành phố khác nhau.

Họ phát hiện ra người hâm mộ có đội bóng bầu dục quốc gia thua cuộc vào chủ nhật đã tiêu thụ nhiều calo và chất béo bão hòa hơn vào ngày hôm sau. Trong khi đó, người hâm mộ có đội chiến thắng ăn ít thức ăn và chất béo bão hòa hơn vào ngày hôm sau.

Chocolate, kẹo, kem và các loại thực phẩm thoải mái khác giúp giảm bớt căng thẳng, một phần nhờ tác động của chúng lên não. Chúng kích hoạt “hệ thống khen thưởng” như vùng nhân, phủ đầy nó bằng dopamine, hormone thúc đẩy khoái cảm và các chất dẫn truyền thần kinh khác.

giam cang thang anh 1

Chocolate, kẹo, kem và các loại thực phẩm thoải mái khác có khả năng giảm bớt căng thẳng. Ảnh: Fruitsinthecity.

Tuy nhiên, một số người nhận thấy trong tình huống căng thẳng, sự thèm ăn của họ giảm mạnh. Các nhà khoa học chưa thể chắc chắn tại sao căng thẳng lại khiến một số người tìm đến lọ bánh quy mà không phải những người khác.

Nhưng cân nặng dường như đóng một vai trò nào đó. Một số nghiên cứu cho thấy kháng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường loại 2, thường gặp ở những người bị béo phì. Nó có thể thúc đẩy những thay đổi trong hoạt động của não làm tăng cảm giác thèm ăn để phản ứng với căng thẳng.

Làm thế nào để “huấn luyện lại” bộ não?

Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có thể giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, bạn có thể huấn luyện lại bộ não để nó muốn có những món ăn ngon hơn khi mắc rối loạn ăn uống.

Trong nghiên cứu được công bố vào năm ngoái, Tomiyama và đồng nghiệp của cô đã tuyển 100 người trưởng thành có mức độ căng thẳng cao và chia họ thành hai nhóm.

Mọi người đều được huấn luyện để thực hiện một bài tập giảm căng thẳng kéo dài 6 phút mỗi ngày được gọi là "giãn cơ tiến triển theo giai đoạn". Bài tập bao gồm việc căng và thư giãn các cơ từ ngón chân đến đầu.

Nhưng có một nhóm được chỉ định ăn các loại trái cây tươi như dứa cắt lát, mật ong và lê, khoảng 5 phút trong mỗi buổi tập luyện hàng ngày của họ.

Sau một tuần làm việc này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra chỉ ăn trái cây sẽ khiến người tham gia cảm thấy ít căng thẳng hơn và khiến họ có tâm trạng tốt hơn.

Bằng cách kết hợp trái cây với một bài tập giãn cơ, não của người tham gia bắt đầu coi trái cây như một thứ làm giảm mức độ căng thẳng của họ. Về cơ bản, não biến trái cây thành thức ăn thoải mái.

Cô Tomiyama nói: “Bất cứ lúc nào 2 điều xảy ra cùng lúc, tâm trí của bạn sẽ tạo ra mối liên hệ giữa chúng. Bằng cách kết hợp sự thư giãn và trái cây với nhau, tâm trí của bạn bắt đầu coi chúng là một thứ giống nhau. Sau một thời gian, bạn thậm chí sẽ không cần thực hiện 6 phút thư giãn".

Công thức trái cây khi căng thẳng

Cô Tomiyama đưa ra một vài lời khuyên cho những ai muốn thử điều này.

- Chọn một loại trái cây mà bạn không thường xuyên ăn như khế, kiwi hoặc xoài.

- Hãy thử bài tập giãn cơ tiến triển theo giai đoạn vào các thời điểm khác nhau trong ngày và tại các địa điểm khác nhau như trong nhà hoặc văn phòng.

- Vào những lúc bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, hãy lấy trái cây ăn thay vì gói khoai tây chiên.

Cô Tomiyama nói: “Đây là cách để cải thiện thói quen ăn các thực phẩm thoải mái của bạn”.

Đột quỵ não sau cơn chóng mặt

Trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng chóng mặt trong 2 tuần, đã tự gọi nhân viên y tế đến tiêm thuốc khoảng 10 ngày nhưng không đỡ.

Nam Giao

Theo Washington Post

Bạn có thể quan tâm