1. Dạy con từ nhỏ: Khi trưởng thành, chúng ta biết rằng thế giới không phải lúc nào cũng toàn là màu hồng, nhưng trẻ nhỏ lại không biết điều đó. Trẻ nhỏ thường chưa có đủ kinh nghiệm và trải nghiệm để nhận ra rằng những người các em gặp không phải lúc nào cũng là người tốt. Do đó, việc dạy con các bài học để nhận biết, cảnh giác với người lạ là rất quan trọng, theo Cleveland Clinic. |
Ông Richard So, bác sĩ tại một bệnh viện ở bang Utah (Mỹ) nói rằng việc dạy con về những mối nguy hiểm từ người lạ rất quan trọng đối với sự phát triển của con, cũng giống như việc bạn dạy con đi sang đường hoặc đội mũ bảo hiểm khi tập đi xe đạp. Theo đó, bác sĩ khuyên cha mẹ nên dạy con cảnh giác với người lạ ngay trước khi con đi học. Bạn có thể giải thích cho con bằng những ví dụ dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống thường ngày của con. |
2. Dạy con hiểu "người lạ" là gì: Cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ hiểu thế nào là "người lạ". Bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần rằng con bạn có thể gặp khó khăn khi phân biệt giữa "người lạ" và "người không phải người lạ". Hoặc ngược lại, con bạn có thể cảnh giác với mọi người, kể cả người quen. Ông Richard So nói rằng đây là điều bình thường, phù hợp với sự phát triển của trẻ vì có thể các em đang hình thành cơ chế tự phòng vệ. |
3. Chuẩn hóa các hành vi an toàn: Bác sĩ So nói rằng các gia đình có thể sử dụng những phương pháp khác nhau để dạy con hiểu về người lạ. Ví dụ, cha mẹ có thể thử đóng vai để con thực hành cách phản ứng khi gặp người lạ trong những tình huống khác nhau. Bạn cũng có thể dạy con một số "mật mã" để phòng, tránh người lạ; hoặc bạn nên cho con biết đâu sẽ là những người lớn an toàn (giáo viên, cảnh sát...). |
Chưa dừng lại ở đó, bạn cũng nên dạy con cách xử lý nếu không may bị lạc ở nơi công cộng đông người, đồng thời xây dựng những nguyên tắc nếu con phải ở nhà một mình. Cha mẹ lưu ý rằng những điều bạn dạy con về người là còn phụ thuộc vào tính cách và sự trưởng thành của con. Nếu con bạn là người rụt rè, dễ bị tác động cảm xúc, bạn có thể dạy con nhưng không nên nói quá nhiều. Nếu con có dấu hiệu lo lắng khi nghe về chủ đề này, bạn hãy dừng lại ngay lập tức. |
4. Hãy trung thực: Trung thực là cách tốt nhất để dạy con hiểu về người lạ và các mối nguy hiểm liên quan. Bạn đừng giấu quá nhiều thông tin vì điều đó sẽ khiến các con sợ. "Trẻ mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng, bạn hãy nói chuyện rõ ràng với con, nhắc chúng cần có trách nhiệm bảo vệ bản thân", bác sõ So khuyên. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.