Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Lầm tưởng phổ biến về thời điểm cần xét nghiệm Covid-19

Nhiều người nghĩ rằng khi nào có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 mới nên xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.

Nhiều người nghĩ rằng sau khi tiếp xúc F0, khi nào xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, khó thở mới cần xét nghiệm. Vậy điều này có đúng không?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

CDC khuyến cáo việc xét nghiệm Covid-19 được thực hiện trong nhiều trường hợp. Một trong số đó là xuất hiện triệu chứng nghi ngờ Covid-19, bao gồm sốt, ớn lạnh, nhức đầu, buồn nôn, mất vị giác hoặc khứu giác cho dù bạn đã được tiêm phòng hay chưa.

Tuy nhiên, nhiều thời điểm khác cần thực hiện xét nghiệm. Người chưa tiêm vaccine nếu tiếp xúc gần người mắc Covid-19 nên xét nghiệm ngay lập tức và thực hiện lại sau 5-7 ngày. Trong khi đó, người đã tiêm vaccine có thể xét nghiệm vào thời điểm 5-7 ngày sau lần cuối cùng tiếp xúc người mắc Covid-19. Ngày tiếp xúc gần nhất được coi là ngày 0.

Tham dự các cuộc tụ họp đông người và hay phải đến nơi đông người trong phòng kín là những trường hợp có rủi ro cao tăng nguy cơ tiếp xúc gần với người mắc Covid-19.

CDC khuyến cáo nếu chưa được tiêm chủng và đi du lịch, bạn nên xét nghiệm Covid-19 sau 3-5 ngày khi trở về, tự cách ly ở nhà trong vòng 7 ngày kể cả có kết quả xét nghiệm âm tính.

Ngoài ra, trong thời điểm dịch vẫn phức tạp, biến chủng Omicron lây lan nhanh, trường hợp mắc Covid-19 vẫn ghi nhận cao, người dân cũng cần test nhanh tại nhà nếu định gặp ai đó hoặc gia đình có người bị ức chế miễn dịch hoặc người cao tuổi để không vô tình lây nhiễm cho họ.

Cách đọc kết quả trên kit test Covid-19

Người dân có thể tự thực hiện test nhanh Covid-19 dễ dàng tại nhà. Tuy nhiên, kết quả có thể không hiển thị đúng khi bạn thực hiện sai cách.

Độc giả Minh Lan

Bạn có thể quan tâm