Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Làm việc đến kiệt sức để có sự nghiệp thành công?

Chuyên gia tư vấn sự nghiệp Adrian Choo khuyên mọi người thay vì theo đuổi mục tiêu "có tất cả", chỉ theo đuổi mục tiêu "có đủ".

"Tôi nghe nói một bạn học cũ của tôi đã lên cơn đau tim gần đây. Chúng tôi đều biết cậu ấy là một người cuồng công việc. Cậu ta từng bảo với tôi rằng mình muốn có tất cả và sẽ chỉ nghỉ ngơi khi đã nghỉ hưu", ông Choo nói với Channel News Asia.

Bạn của Choo làm việc 15h/ngày, 7 ngày/tuần. Kết quả, ông thăng tiến liên tục nhưng lại có rất ít thời gian cho việc khác.

Trong bối cảnh hậu đại dịch, kinh tế hồi phục còn con người lại ngày một mệt mỏi.

Theo một nghiên cứu gần đây của The Instant Group, Singapore là quốc gia có tỷ lệ nhân viên làm việc kiệt sức lớn nhất ở châu Á. 73% nhân viên được khảo sát cho biết họ không vui khi làm việc. 62% lại cho hay mình cảm thấy kiệt sức.

su nghiep thanh cong anh 1

Làm việc điên cuồng để có một sự nghiệp thành công có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều thứ. Ảnh: iStock.

Ông Choo cho rằng xã hội ngày nay coi trọng những người thành công trong sự nghiệp dẫn đến việc nhiều người cố gắng giành được danh vọng và tiền tài bằng mọi giá.

"Và rồi một nghịch lý lớn trong sự nghiệp xảy ra. Nhiều cá nhân nghĩ rằng cách tốt nhất để đạt được hạnh phúc là không ngừng theo đuổi thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi họ lại phải trả giá bằng mọi thứ khác", ông Choo nói.

Trong quá trình tìm kiếm những danh vọng, lương cao và sự thành công, họ bỏ bê sức khỏe, các mối quan hệ xung quanh cùng nhiều thứ khác quan trọng.

Nhiều người theo đuổi thành công nhưng đến khi đạt được mục tiêu, họ lại cảm thấy trống rỗng, nhiều khi bất hạnh.

Sắp xếp lại các mục tiêu

Nhiều người cho rằng một sự nghiệp thành công có thể giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc sống không chỉ có công việc là quan trọng. Theo ông Choo, nhiều người không nhận ra việc dành thời gian cho gia đình, duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần, được làm những việc mình yêu thích, có một giấc ngủ ngon, không bị quấy rầy... cũng quan trọng như sự nghiệp.

"Những người hạnh phúc nhất không phải là những người có sự nghiệp thành công nhất mà là những người cân bằng được nhiều khía cạnh quan trọng của cuộc sống họ", ông Choo cho hay. Trên thực tế, đôi khi, thất bại trong một lĩnh vực có thể đồng nghĩa với thất bại trong mọi lĩnh vực.

su nghiep thanh cong anh 2

Người hạnh phúc không phải là người có sự nghiệp thành công mà là người có thể cân bằng được công việc và cuộc sống. Ảnh: iStock.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 2021 cho thấy những người làm việc từ trên 55 giờ/tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn 35% so với những người làm việc 35-40 giờ/tuần. Ngoài ra, họ cũng có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 17%.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, làm việc quá sức cũng dẫn đến cái chết của hơn 745.000 người trong năm 2016.

Hiện tượng này xảy ra thường xuyên đến mức người Nhật thậm chí còn có một thuật ngữ dành riêng cho nó - “karoshi”, nghĩa đen là "chết do làm việc quá sức".

Do vậy, ông Choo cho rằng chúng ta cần tạm dừng, xem xét và sắp xếp lại các ưu tiên của mình trong cuộc sống.

Thúc đẩy sự nghiệp thông minh

Mặt khác, ông Choo cho hay sự nghiệp quan trọng vì nó đem lại một nguồn thu nhập và giá trị bản thân. Vì vậy, con người nên cố gắng để nâng cao công việc.

"Nâng cao công việc có thể là nâng cao kỹ năng, tăng kết nối và trở nên nhanh nhẹn trong công việc", ông cho biết.

Dù muốn tăng tốc, giảm tốc hoặc chuyển hướng sang một vai trò hoặc ngành liên quan, con người cần có một lộ trình được sắp xếp và cân nhắc kỹ. Điều này có thể đảm bảo khả năng được tuyển dụng lâu dài và niềm đam mê nghề nghiệp tối đa.

Một khi đã hiểu được điều này, nhiều người sẽ có thể đưa ra những quyết định nghề nghiệp tốt hơn, phù hợp với cuộc sống và có thể dành thời gian tận hưởng những điều quan trọng xung quanh.

Trong cuộc sống, mọi thứ đều đi kèm với sự đánh đổi hoặc hy sinh. Con người cần tìm ra ưu điểm của mình để phát triển thay vì chỉ hoạt động hết công sức để rồi kiệt sức.

Bên cạnh đó, con người nên học cách hài lòng với những gì đang có. Điều này có thể giải phóng cảm giác tự do, giúp họ tập trung và hạnh phúc với những thứ khác trong cuộc sống.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Lịch thi vào lớp 10 tại TP.HCM

Thí sinh có mặt ở điểm thi vào sáng 5/6 để kiểm tra thông tin cá nhân và chính thức làm bài thi vào ngày 6 và 7/6.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm