Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Làm việc với sếp khó tính

Cuộc sống công sở sẽ dễ chịu hơn khi nhân sự chủ động tìm hiểu phong cách làm việc của sếp ngay từ đầu và giải quyết bất đồng với thái độ thiện chí.

Hiểu được mục tiêu, kỳ vọng của sếp sẽ giúp quá trình làm việc trở nên thuận lợi. Ảnh minh họa: Mart Production/Pexels.

Khi chuyển sang công ty khác, nhân sự phải thay đổi cách làm việc để thích nghi với người quản lý mới. Trong một vài trường hợp, chúng ta có thể cảm thấy loay hoay, không được hỗ trợ hoặc thậm chí sợ hãi khi phải làm việc cùng một vị sếp khó tính.

Tuy nhiên, quản lý vẫn là người có tác động lớn đến sự nghiệp của mỗi người. Họ quyết định tiền thưởng, cơ hội thăng chức và cũng có thể cản trở nhân viên trên con đường sự nghiệp bằng cách này hay cách khác.

Dưới đây, nhân sự có thể tham khảo một vài gợi ý của Insider để làm việc thoải mái, hiệu quả và thêm gắn kết với một vị sếp "khó nhằn".

quan ly anh 1quan ly anh 2
quan ly anh 3

Tìm hiểu người quản lý giúp bạn điều chỉnh cách làm việc phù hợp với họ. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Tìm hiểu

Khi chuyển sang công ty mới, nhân viên cần xây dựng mối quan hệ với người quản lý. Trong những buổi gặp gỡ đầu tiên, chúng ta nên tìm hiểu những điều họ thích, không thích trong công việc và kỳ vọng của họ. Đơn giản nhất, hãy mời họ đi ăn và hỏi những câu hỏi sau:

  • Kỳ vọng của anh/chị với công việc và vị trí của tôi là gì?
  • Phong cách làm việc nhóm chúng ta ra sao?
  • Lỗi lầm nào khiến anh/chị khó chịu?

Thêm đó, nhân sự cũng nên tìm hiểu cách quản trị của người lãnh đạo. Một số quản lý thích là người cố vấn, thường cung cấp cho nhân viên lời khuyên và cơ hội phát triển. Do đó, nếu không làm theo lời chỉ dẫn, họ có thể cho rằng chúng ta là khoản đầu tư không xứng đáng.

Một số người khác lại coi trọng sự kiểm soát và thích giữ thể diện. Vì vậy, cách tốt nhất là cấp dưới không nên tỏ ra "vượt mặt" họ.

Còn với kiểu sếp đề cao lòng trung thành, nhân sự nên tránh bất đồng ý kiến với họ ở trước đám đông mà cần khéo léo chia sẻ quan điểm khi phù hợp.

quan ly anh 4quan ly anh 5
quan ly anh 6

Có cùng mục tiêu chung sẽ giúp bạn và sếp hòa hợp với nhau hơn. Ảnh minh họa: Kindel Media/Pexels.

Tìm tiếng nói chung

Đôi khi, chúng ta không thể nhanh chóng thích ứng và làm theo những kỳ vọng mà sếp đặt ra.

Đặc biệt, nếu đội nhóm thay đổi người lãnh đạo, họ có thể yêu cầu nhân sự thay đổi cách làm việc cũ hoặc đảm nhận một vai trò khác. Điều này sẽ dẫn đến bất đồng nếu cả hai khăng khăng giữ vững lập trường.

Nhưng thay vì đối đầu với sếp, cấp dưới nên tìm điểm chung trong mục tiêu của cả hai, đồng thời cụ thể hóa bằng số liệu để dễ dàng theo dõi tiến độ, hiệu quả công việc.

quan ly anh 7quan ly anh 8
quan ly anh 9

Bạn nên thẳng thắn trò chuyện với sếp về những khúc mắc, bất đồng. Ảnh minh họa: Olia Danilevich/Pexels.

Trò chuyện với sếp về bất đồng

Nếu cả hai có những bất đồng trong công việc, nhân sự nên nói chuyện thẳng thắn với sếp và bày tỏ thiện chí muốn giải quyết vấn đề.

Trước đó, hãy nhớ ghi lại những gì mình muốn nói. Trong lúc nóng nảy, chúng ta có thể dễ dàng quên mọi thứ hoặc bị cuốn theo cảm xúc. Vì vậy, việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ đảm bảo cá nhân không bỏ lỡ những chi tiết quan trọng.

Trong khi trình bày, hãy lắng nghe phản hồi của sếp và tìm hiểu về quan điểm của họ, từ đó cả hai có thể thống nhất những mục tiêu và kỳ vọng chung.

quan ly anh 10quan ly anh 11
quan ly anh 12

Nếu đã thử mọi cách nhưng không thể cải thiện mối quan hệ, bạn nên chuyển sang một vị trí hoặc công ty khác. Ảnh minh họa: Nataliya Vaitketich/Pexels.

Biết khi nào nên tạm biệt

Nếu một người đã dành thời gian và nỗ lực để cải thiện mối quan hệ nhưng vẫn không thể hòa hợp với sếp của mình, thì có lẽ đây là lúc họ nên từ bỏ.

Một trong những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ không thể cứu vãn là cấp dưới phải nhờ đến bên thứ 3 giúp đỡ.

Khi mâu thuẫn xảy ra, chúng ta không thể phân định ai đúng, ai sai. Đôi khi, đơn giản là phong cách làm việc của cả hai quá khác biệt, dẫn đến khó hợp tác trong công việc.

Vì vậy, mạnh dạn nói lời tạm biệt một cách lịch sự sẽ giúp nhân viên có cơ hội trải nghiệm phong cách lãnh đạo mới và tìm được người ăn ý với mình.

Lần đầu búi tóc, tô son hồng cùng 'phù thủy makeup' Quân Nguyễn, Pu Lê

Hai phù thủy trang điểm Quân Nguyễn, Pu Lê gợi ý tôi nên thử phong cách makeup nhẹ nhàng để phù hợp với trang phục Barbiecore trong buổi tiệc tối.

Thí nghiệm sự bền chặt của các đôi

Trong cuốn Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy của tác giả David McRaney, nhà tâm lý học James Graham đã làm một thí nghiệm và đi tới kết luận rằng bởi vì con người luôn có nhu cầu được phát triển, mở rộng, trau dồi khả năng và vốn kiến thức, nên khi được kết hợp, học hỏi từ người yêu, biến chúng thành những kỹ năng, triết lý và bản ngã của bản thân, thì mối liên kết giữa bạn với người ấy sẽ được củng cố tốt hơn bất kỳ hành động lãng mạn nào.

Bích Ngọc

Bạn có thể quan tâm