Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bạn bè tiễn biệt giáo sư Phan Huy Lê

7h30 sáng 27/6, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể cùng gia đình, bạn bè đã đến tiễn biệt giáo sư Phan Huy Lê về nơi an nghỉ cuối cùng.

Lễ tiễn biệt giáo sư Phan Huy Lê Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bạn bè thân hữu đã đến đưa tiễn giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê về nơi an nghỉ cuối cùng, sáng 27/6.
le tang giao su Phan Huy Le anh 1
Lễ viếng giáo sư Phan Huy Lê được cử hành lúc 7h30 sáng 27/6.
le tang giao su Phan Huy Le anh 2
Đông đảo người thân, bạn bè, đồng nghiệp đến tiễn biệt ông ngay từ sớm.
le tang giao su Phan Huy Le anh 3
Bà Phan Phương Thảo (thứ hai từ phải sang), con gái của giáo sư cho biết ông ra đi quá đột ngột.
le tang giao su Phan Huy Le anh 4
Giáo sư Phan Huy Lê ra đi khi đang tập trung cao độ để hoàn thành bộ Quốc sử Việt Nam có quy mô 25 tập chính sử và 5 tập biên niên sử. Đây là bộ sách biên soạn về lịch sử đồ sộ nhất trong suốt chiều dài lịch sử đất nước.
le tang giao su Phan Huy Le anh 5
Ông Trần Quốc Vượng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng - chia buồn cùng gia quyến.
le tang giao su Phan Huy Le anh 6
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ với người thân giáo sư Phan Huy Lê.
le tang giao su Phan Huy Le anh 7
Nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã gửi vòng hoa viếng giáo sư như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc...
le tang giao su Phan Huy Le anh 8
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia buồn cùng gia quyến giáo sư Phan Huy Lê.
le tang giao su Phan Huy Le anh 9
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ viết sổ tang.
le tang giao su Phan Huy Le anh 10
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết: "Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, chuyên gia hàng đầu của nền sử học Việt Nam, một tài năng lớn trong giới sử học nước nhà đã ra đi. Xin chia buồn sâu sắc cùng gia quyến giáo sư! Vĩnh biệt giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê!"
le tang giao su Phan Huy Le anh 11
Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đến tiễn biệt giáo sư Phan Huy Lê.
le tang giao su Phan Huy Le anh 12
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và bà Ngô Thị Thanh Hằng dẫn đầu đoàn Hà Nội vào viếng.
le tang giao su Phan Huy Le anh 13
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đoàn Bộ giáo dục vào viếng giáo sư Phan Huy Lê.
le tang giao su Phan Huy Le anh 14
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trong vai trò ủy viên Ban tổ chức lễ tang. Giáo sư Giang cho biết ông là người ra vào bệnh viện thăm giáo sư Phan Huy Lê mỗi ngày khi sức khỏe ông xấu đi.
le tang giao su Phan Huy Le anh 15
Ông Cao Xuân Trứ, anh họ của giáo sư Lê cũng tuổi cao sức yếu phải được người khác dìu đến viếng.
le tang giao su Phan Huy Le anh 16
Anh em giáo sư Nguyễn Lân Trung, Nguyễn Lân Dũng đến tiễn biệt ông.
le tang giao su Phan Huy Le anh 17
Nhiều người không kìm được nước mắt tiếc thương giáo sư.
le tang giao su Phan Huy Le anh 18
Tại lễ truy điệu, bà Phan Liên đọc lời cảm ơn và hứa sẽ chăm sóc mẹ thay cha.
le tang giao su Phan Huy Le anh 19
Bà Hoàng Như Lan - vợ giáo sư Phan Huy Lê phải ngồi xe lăn dự tang lễ. Bà đau đớn nhìn mặt ông lần cuối không nói được gì.
le tang giao su Phan Huy Le anh 20
Lễ đưa tang giáo sư được cử hành lúc 10h30. Bên ngoài trời bắt đầu đổ cơn mưa lớn.

GS, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê (23/2/1934) là một trong những chuyên gia về lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Khóa II (1990-1995), khóa III (1995-2000), khóa IV (2000-2005, khóa V (2005-2010) và khóa VI (2010-2015), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học năm 2016. 

Ông sinh ra tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh; là hậu duệ cùng họ với thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, thượng thư - nhà văn hóa Phan Huy Vịnh.

Cụ thân sinh là tiến sĩ Nho học Phan Huy Tùng, từng làm quan trong triều đình Huế.

Mẹ ông là người dòng họ Cao Xuân giàu truyền thống khoa bảng với các danh nhân như Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy.

GS Phan Huy Lê lúc mê man vẫn đau đáu về đất nước

Những giây phút cuối cùng trong cuộc đời, GS Phan Huy Lê vẫn nhớ đến công việc và canh cánh về bộ Quốc sử, cũng như chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

Hoàng Hà

Bạn có thể quan tâm