Lễ cúng tất niên hay còn gọi rước ông bà thường được thực hiện ngày nào?
Theo sách "Khảo luận về Tết" của tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, lễ rước tổ tiên thường được thực hiện vào chiều ngày cuối năm, được gọi chung là lễ cúng tất niên. |
Theo quan điểm của Nho giáo, tập tục thờ tự tổ tiên diễn ra trong mấy đời?
Theo gia lễ của Nho giáo, tập tục thờ tự tổ tiên diễn ra trong 4 đời, tính từ thế hệ của người đảm nhận việc thờ tự của từng gia tộc. Quy định tổ tiên của đời thứ năm không cần thờ cúng nữa, bài vị của bậc tổ tiên đó phải được đem chôn. |
Lễ tiễn ông bà được thực hiện ngày nào?
Lễ tiễn ông bà thường được thực hiện vào mùng 3 hoặc mùng 4 Tết. Người ta tin rằng những gì diễn ra trong đầu năm sẽ có tác động đến việc tốt xấu trong năm nên việc thờ tự tổ tiên trong những ngày Tết được chú trọng. |
Hai bên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết thường bày cây gì?
Hai bên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết thường bày hai cây mía với nhiều ý nghĩa: Vũ khí chống lại đạo tặc, vị ngọt biểu trưng cho sự bình an, kết nối vũ trụ và trời đất, phương tiện lưu thông cõi âm dương. |
Trong nghi lễ kính thần của Đạo giáo, ngũ phẩm cúng dường gồm những thứ gì?
Trong nghi lễ kính thần của Đạo giáo, ngũ phẩm cúng dường gồm 5 loại là: Hương, hoa, đèn, nước và quả. |
Người Pu Péo, Thái Mai Châu có tục kiêng gì sau bữa ăn cuối năm?
Người Pu Péo, Thái Mai Châu kiêng không rửa bát vì sợ nước trôi đi vô ích. Nước được coi là mọi sự mầm mống của phát triển. |
Nước cúng dâng lên tổ tiên biểu tượng cho điều gì?
Nước cúng là vật phẩm tinh khiết dâng lên tổ tiên. Nói rộng ra, Tết đến, cùng sự tái sinh của vạn vật, các tập tục liên quan nước biểu hiện tự tái sinh, cầu mong thanh xuân cho cuộc sống, biểu tượng sự thanh tịnh của nỗ lực hướng thiện |