Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lễ nhậm chức tổng thống Mỹ: Thiên đường của những kẻ móc túi

"Một gã đàn ông trộm 50 USD sẽ phải chịu 10 năm tù. Nếu khách sạn bắt chẹt khách du lịch thì sẽ giải quyết ra sao? ", Thượng nghị sĩ Porter McCumber ở North Dakota đặt câu hỏi.

Hôm nay (20/1), cả triệu trái tim cử tri Mỹ sẽ hướng về lễ diễu hành của Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump tại công viên National Mall.

"Ngày bội thu" 

"Những tên xảo quyệt luôn tận dụng đám đông để thực hiện mưu đồ bất chính. Chúng luôn tìm kiếm những người sơ hở ở mọi nơi, từ buổi nhậm chức của tổng thống Mỹ, đám tang của những nhân vật lỗi lạc, cho đến hội chợ toàn quốc", Thomas Byrnes, thám tử làm việc tại New York vào cuối những năm 1980, nhận định.

Nham chuc tong thong My anh 1

Đám đông đứng trước đồi Capitol trong buổi nhậm chức của Tổng thống Obama vào năm 2009. Ảnh: Getty.

Theo NY Daily News, Chính phủ Mỹ bỏ ra khoảng 75 triệu USD huy động đội ngũ an ninh tuần tra đường phố trước và trong buổi diễu hành, nhằm đảm bảo an toàn và tránh những hành vi bạo lực, mâu thuẫn không đáng có. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ thầm lặng là truy tìm những “kẻ 2 ngón” len lỏi trong đám đông.

Lễ tuyên thệ của Tổng thống Andrew Jackson vào tháng 3/1829 là một ví dụ điển hình.

Buổi lễ thu hút khoảng 10.000 người tham dự, trong đó có sự trà trộn của hàng trăm kẻ móc túi. Sự kiện này đã trở thành "bữa tiệc cuồng loạn".

Khi cưỡi ngựa trở về Nhà Trắng, Tổng thống Jackson vô tình kéo theo một đám đông ủng hộ. Trong khi tân tổng thống được cho là đã trèo qua cửa sổ để tới Khách sạn Gadsby, nơi ông tham dự tiệc chúc mừng cùng Phó tổng thống John C. Calhoun thì đội ngũ nhân viên phải dùng rượu đặt lên bãi cỏ để dụ những vị khách "không mời mà đến" ra khỏi Nhà Trắng.

"Tôi phải luôn giữ chặt ví trong túi quần", Henry Brown, người có mặt trong ngày hôm đó, viết.

12 năm sau, buổi lễ tuyên thệ của Tổng thống William Henry Harrison, người đã qua đời sau một tháng tại nhiệm, được tờ National Intellligencer gán mác "ngày làm việc bội thu" của những tên có thói ăn trộm vặt. Ít nhất 14 người, trong đó có cả cháu trai của ông Harrison, trở thành nạn nhân ở cả dinh tổng thống và đồi Capitol trong suốt buổi lễ.

"Cuộc đua giữa những kẻ móc túi còn thử thách chiếc ghế của vị tân thổng thống. Thậm chí, ngay trong những ngày đầu đảm nhiệm vị trí mới, ông chủ Nhà Trắng phải đau đầu tìm cách giải quyết vấn nạn này. Đây là điều chưa từng xảy ra trước đó", tờ Expositor Kendall viết.

Thượng viện Mỹ đau đầu

Buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Lincoln vào những năm 1860 là nơi hành nghề của nhiều kẻ gian khét tiếng Washington. Nhưng chuyến hồi hương của Honest Abe (tên hiệu của Lincoln) về quê nhà Illinois, sau vụ ám sát, mới cho thấy mức độ táo tợn của loại tội phạm này.

Đoàn tàu hỏa trong buổi tang lễ đưa thi thể tổng thống đến các thành phố trên khắp miền bắc nước Mỹ. Lễ tưởng niệm có hàng trăm nghìn người tham dự.

Nhiều người tụ tập dọc theo lộ trình đoàn tàu để giăng biểu ngữ, hát thánh ca. Đây chính là những mục tiêu của nhóm tội phạm móc túi khi đoàn tàu đỗ lại trạm dừng

Vấn nạn trên còn được đặt tên là “làn sóng tội ác Lincoln”. Nó nhanh chóng trở thành bê bối quốc gia khi các bài báo điều tra vạch trần thực trạng nạn trộm cắp vặt dọc tuyến đường của đoàn tang lễ. Thành viên Hội đồng thành phố Pittsburgh William Ward thông báo 490 USD của ông đã "không cánh mà bay".

Nham chuc tong thong My anh 2

Đoàn tàu trong đám tang của Tổng thống Lincoln vào năm 1865. Ảnh: Getty.

 

20 năm sau, đó vẫn là bài học đắt giá cho lực lượng cảnh sát New York, nhằm kiểm soát đoàn người dài 11 km tập trung tham dự lễ tang của Tổng thống Ulysses Grant. Tuy nhiên, thám tử Byrnes khẳng định phép màu đã xảy ra: "Không có báo cáo nào ghi nhận xảy ra các vụ trộm cắp đồng hồ hay ví tiền. Đó là điều chưa từng có".

Khi tội ác kinh hoàng này chấm dứt ở các buổi tuyên thệ của tổng thống, chính quyền liên bang bắt đầu chiến dịch truy đuổi ở New York và các thành phố trên khắp xứ cờ hoa.

Năm 1909, Washington Post nhận định: "Khoảng 100 thám tử lành nghề từ các thành phố lớn ở trong và ngoài nước Mỹ sẽ chịu trách nhiệm truy quét, xử lý những kẻ móc túi và tên tội phạm khác" tại buổi nhậm chức của tổng thống William Howard Taft. Tuy nhiên, vấn đề này không được cải thiện.

Năm 1921, Thượng viện Mỹ dành một ngày để thảo luận, đề xuất bộ luật "bảo vệ khách du lịch khỏi nạn chặt chém của nhà hàng, khách sạn cũng như những kẻ ăn trộm vặt". Một số thượng nghị sĩ nêu quan điểm cần tống cổ những tên tội phạm móc túi ngồi tù.

"Một gã đàn ông trộm 50 USD sẽ phải chịu bản án 10 năm tù. Nếu khách sạn bắt chẹt khách du lịch thì sẽ giải quyết ra sao? ", Thượng nghị sĩ Porter McCumber ở North Dakota đặt câu hỏi.

Cuối cùng, các nhà lập pháp thống nhất chi trả khoảng 60.000 USD để thuê đội kỵ binh, đảm bảo an ninh cho suốt buổi lễ. Chiến lược này không phát huy hiệu quả và được duy trì cho đến lễ nhậm chức của ông Harry Truman vào năm 1957. Khi đó, 2 cảnh sát của Philadelphia Frank Quinn và James O'Dare trấn áp được 2 đám đông trong Nhà Trắng, trong số đó có kẻ tình nghi có ý định móc túi người tham dự.

Các nhà chức trách cho rằng nghề móc túi đang "hấp hối" bởi thẻ tín dụng, séc ngày càng phổ biến.

Song, cảnh sát Washington khẳng định những tên trùm "hai ngón" vẫn hoạt thầm lặng. Theo họ, tỷ lệ móc túi đã tăng vọt lên 33% vào năm 2016, chủ yếu là các vụ trộm cắp ở tàu điện ngầm.

Bạn nên làm gì khi thấy kẻ gian móc túi của người khác?

Nếu nhìn thấy kẻ gian móc trộm túi của người khác mà không báo công an thì tôi có phạm luật?

 


Trà My

Bạn có thể quan tâm