Câu 1: Nghi thức bông hồng cài áo để tri ân, tưởng nhớ ai?
Theo Cổng thông tin điện tử của Ban Tôn giáo Chính phủ, nghi thức bông hồng cài áo nhằm tri ân, tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. |
Câu 2: Nghi thức bông hồng cài áo được tiến hành vào ngày nào trong tháng bảy?
Nghi thức bông hồng cài áo được tiến hành vào ngày rằm tháng bảy (15/7 Âm lịch) hàng năm. Theo Cổng thông tin điện tử của Ban Tôn giáo Chính phủ, thời gian gần đây, nghi lễ này được chú trọng tổ chức ở nhiều nơi trên cả nước nhằm phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc. |
Câu 3: Người còn cả cha và mẹ sẽ cài bông hồng màu gì?
Người còn cha mẹ cài bông hồng đỏ để cảm nhận niềm hạnh phúc và tự nhủ luôn biết cố gắng để làm vui lòng cha mẹ. Người không còn cha mẹ cài bông hoa trắng để tưởng nhớ đấng sinh thành. Nếu chỉ còn cha hoặc mẹ, con cài bông hoa màu hồng. |
Câu 4: Nghi lễ bông hồng cài áo có nguồn gốc từ nước nào?
Nghi lễ bông hồng cài áo có nguồn gốc từ Nhật Bản. Người Nhật có tục lệ cài một bông hoa lên ngực áo trong ngày "Mother’s Day". Tục lệ này sau đó du nhập vào miền Nam nước ta vào những năm 60 của thế kỷ 20. |
Câu 5: Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích nào?
Theo sách "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam", sự tích lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, người ta lấy ngày này là ngày nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lễ Vu Lan và nghi thức bông hồng cài áo là những hoạt động ý nghĩa nhằm tưởng nhớ đấng sinh thành của người Việt. |
Câu 6: Theo sự tích trên, vì sao mẹ của bồ tát Mục Kiền Liên gặp nạn?
Theo sách "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam", mẹ bồ tát Mục Kiền Liên, khi sống làm điều tội lỗi, nên chết đi bị trừng phạt. Theo lời Phật, vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ, Mục Kiền Liên chuẩn bị lễ dâng cúng, cầu xin cứu mẹ khỏi địa ngục. Nhờ đó, Mục Kiền Liên cứu được mẹ. Ngày lễ Vu Lan cũng được gọi là ngày xá tội vong nhân theo tục lệ Á đông. |