Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lệnh cấm phụ nữ đeo kính vô lý tại Nhật Bản

Diễn viên, nhà văn Yumi Ishikawa trở thành nhân vật nổi bật của năm với nỗ lực chống lại văn hóa công sở Nhật Bản, trong đó có quy định bắt buộc đi giày cao gót và cấm đeo kính.

Zing.vn trích dịch bài viết từ South China Morning Post đề cập đến vấn đề nhiều công ty Nhật Bản yêu cầu phụ nữ mang giày cao gót, không được đeo kính khi đi làm và chiến dịch đấu tranh chống lại những luật lệ này.

Diễn viên kiêm nhà văn tự do Yumi Ishikawa từng mở ra chiến dịch chống lại quy định bắt buộc mang giày cao gót nơi công sở và đã giành được sự ủng hộ rộng rãi.

Mới đây, cô còn đẩy mạnh cuộc chiến chống lại các quy định nghiêm ngặt về trang phục của công ty - bao gồm lệnh cấm phụ nữ đeo kính.

Khẩu hiệu chiến dịch là #KuToo - một cách chơi chữ từ tiếng Nhật “kutsu” – có nghĩa là “giày” và “kutsuu” – có nghĩa là “đau đớn”. Khẩu hiệu này thậm chí đã được chọn là một trong những từ thông dụng của năm.

Nhat Ban cam nhan vien deo kinh anh 1

Diễn viên kiêm nhà văn tự do Yumi Ishikawa từng mở ra chiến dịch chống lại quy định bắt buộc mang giày cao gót nơi công sở. Ảnh: Savvy Tokyo.

Ishakawa đã gửi kiến nghị mới nhất về việc kêu gọi nới lỏng các quy tắc công sở với phụ nữ đến Bộ Lao động. Kiến nghị này đã thu hút hơn 31.000 chữ ký.

“Nguyên nhân cốt lõi là có những công ty chỉ áp dụng quy tắc dành riêng cho phụ nữ - chẳng hạn như cấm đeo kính hoặc yêu cầu trang điểm. Hành động này cần phải được xem xét một cách nghiêm túc”, Ishakawa nói.

Trước đó, tháng 6, các nhà vận động chiến dịch đã đệ trình một bản kiến nghị lên chính phủ, kêu gọi pháp luật tuyên bố việc mang giày cao gót bắt buộc là một hành vi quấy rối.

Mặc dù vậy, Ishikawa nói rằng cô đã bị sốc khi không thấy có quy tắc mới nào đề cập đến giày cao gót trong bộ luật dự thảo được ban hành hồi tháng 10 của chính phủ Nhật Bản.

Sau đó, một quan chức cho biết, Bộ Lao động sẽ coi đơn kiện là một trong những ý kiến đóng góp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về các quy tắc mới của chính phủ nhằm chống lại sự quấy rối tại nơi làm việc.

Nhat Ban cam nhan vien deo kinh anh 2

Nhiều cơ quan cấm phụ nữ đeo kính đi làm là bởi vì họ thấy kính cận tạo nên “biểu cảm lạnh lùng”. Ảnh: SCMP.

Một phụ nữ 28 tuổi (nguồn tin yêu cầu giấu tên) cho rằng lý do nhiều cơ quan cấm phụ nữ đeo kính đi làm là bởi vì họ thấy kính cận tạo nên “biểu cảm lạnh lùng”.

“Tôi đã đeo kính trong hơn một thập kỷ vì tôi bị hội chứng khô mắt. Tôi cảm thấy không thoải mái khi đeo kính áp tròng và lo lắng rằng bệnh về mắt của tôi có thể trở nên tồi tệ hơn”, một cô lễ tân chia sẻ.

Quan chức tại một cơ quan tuyển dụng lớn xác nhận rằng một số công ty đã yêu cầu nhân viên tiếp tân không được đeo kính như một phần của quy định về trang phục. Những quy định này còn bao gồm cấm nhuộm tóc hoặc sơn móng tay.

Các nhà hoạt động cho chiến dịch chống lại những nội quy vô lý dành cho phụ nữ tại công sở cho rằng đi giày cao gót quá thường xuyên gần giống với kiểu buộc chân hiện đại – một cách hành hạ phụ nữ. Trong khi đó, một số cơ quan lại đang đề xuất những quy tắc mang tính nới lỏng về trang phục cho nam giới, chẳng hạn như không bắt buộc mặc comple khi đi làm.

Làm việc tới biến dạng tay, thực tập sinh tại Nhật vẫn bị đuổi về nước

Nhiều thực tập sinh, người lao động nước ngoài ở Nhật Bản bất mãn khi nhận được mức lương thấp hơn nhiều so với thỏa thuận ban đầu và bị vắt kiệt sức lao động.

Ánh Nguyệt

Bạn có thể quan tâm