Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên tiếp nhiều ca nhập viện do nghi giẫm kim tiêm chứa HIV ở TP.HCM

Các bác sĩ cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lo lắng và hoảng loạn vì nghi giẫm kim tiêm chứa HIV.

Thông tin từ Bệnh viện Quận Thủ Đức TP.HCM, trong một tháng trở lại đây, Khoa Cấp cứu đã tiếp nhận khoảng 5 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lo lắng và hoảng loạn vì nghi giẫm kim tiêm chứa HIV.

Các bác sĩ cho biết bệnh nhân nhập khoa trong tình trạng lo lắng và hoảng loạn vì nghi giẫm kim tiêm chứa HIV. Nguyên nhân thường là người dân giẫm phải kim tiêm trên đám cỏ, mương cống thoát nước tại các sân bóng đá khi đi thể thao, các bụi cỏ ven đường hoặc bụi cỏ tại các nơi công cộng và khi làm các công việc như dọn vệ sinh, cắt cỏ....

Theo các bác sĩ nếu không may có va chạm với các mũi kim tiêm sắc, người dân nên bình tĩnh không quá hoảng loạn cần xử lý theo những bước sau:

- Không được nặn máu (nặn máu chỉ làm cho máu đi ngược vào trong).

- Rửa dưới vòi nước.

- Ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch (nếu không được người dân cho vào nhà hãy nhanh chân đến tiệm tạp hóa mua ngay chai nước suối và bịch xà phòng).

Lưu ý:

- Trong vòng 24 giờ phải đến cơ sở y tế để được xử lý nhanh và đúng cách nhất. Nhớ nêu rõ tình huống xảy ra tai nạn, tình trạng của vật gây tổn thương (bơm kim tiêm cũ/mới, có dính máu không), cách bạn đã sơ cứu... cho y bác sĩ biết.

giam kim tiem chua HIV anh 1
Nghi giẫm kim tiêm chứa HIV cần phải bình tĩnh, xử lý theo hướng dẫn và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

- Tuyệt đối không đến hiệu thuốc hoặc tự ý mua thuốc “truyền miệng” để sử dụng. Người bị phơi nhiễm HIV cần làm xét nghiệm ngay sau khi xảy ra tai nạn. Lưu ý thuốc chống phơi nhiễm chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ, uống liên tục trong vòng 4 tuần.

- Sau 4-6 tuần, 3 tháng và 6 tháng phải thực hiện lại một lần nữa. Nếu sau 6 tháng, kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, kết quả là âm tính có thể yên tâm là bạn không nhiễm HIV/AIDS.

HIV là virus sống trong tế bào, ở môi trường bên ngoài chúng không thể sống quá vài giờ. Nhưng nếu trong bơm kim tiêm có máu thì chúng có thể sống đến một tuần. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS khi giẫm hoặc bị vật dụng nghi dính máu HIV đâm phải là rất thấp, chỉ khoảng 0,3-0,5%, bởi HIV xâm nhiễm vào cơ thể phải đủ lớn thì mới có thể gây bệnh.

Vì vậy, khi gặp phải tai nạn hy hữu này các bạn cần phải bình tĩnh, xử lý theo hướng dẫn trên và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Điều trị phơi nhiễm HIV khi nào?

Theo BSCKII Nguyễn Thành Dũng, Phó giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiệu quả bảo vệ rất cao. Hiệu quả này giảm dần theo thời gian đến viện điều trị sau khi bị đâm. Do vậy, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt, không nên trễ quá thời gian cho phép là 72 giờ.Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm phải kéo dài liên tục trong 28 ngày. Thuốc điều trị là thuốc uống, sử dụng phối hợp 3 loại thuốc kháng siêu vi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cần lưu ý gì khi điều trị phơi nhiễm HIV?

- Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ đã được tập huấn về chăm sóc và điều trị HIV. Người phơi nhiễm không nên tự ý mua thuốc theo sự mách bảo trên mạng để dùng. Thuốc kháng virus còn có thể gây ra một số tác dụng phụ trong những ngày đầu, sau đó cơ thể sẽ quen dần, Vì vậy, người được điều trị phơi nhiễm không được tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Người bị nạn được tư vấn về nguy cơ nhiễm HIV, lợi ích điều trị phơi nhiễm, tác dụng phụ của thuốc, tư vấn về phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác, tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý.

- Xét nghiệm HIV lại sau 3 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống bị nạn đó.

- Người bị nạn khi điều trị thường hay lo lắng về nguy cơ nhiễm bệnh hay uống thuốc có bị tác dung phụ hay không. Vì vậy, cần giữ liên lạc với cơ sở y tế để được tư vấn hỗ trợ khi cần thiết.

Mỹ điều tra 2 trường hợp nhiễm HIV do làm đẹp bằng lăn kim Nhà chức trách Mỹ đang điều tra về ít nhất hai trường hợp bị nhiễm HIV trong số các khách hàng đã sử dụng dịch vụ PRP - Platelet Rich Plasma.

Bác sĩ 4 lần phơi nhiễm HIV và 3.000 ca mổ cho bệnh nhân AIDS

4 lần phơi nhiễm HIV, bác sĩ Phùng Tú Lĩnh vẫn quyết tâm cầm dao mổ cho các bệnh nhân AIDS dù nhiều đồng nghiệp của mình đã khước từ.


https://suckhoedoisong.vn/lien-tiep-nhieu-ca-nhap-vien-lo-lang-do-nghi-giam-kim-tiem-chua-hiv-n157840.html

Theo Nguyên Vũ/ Sức Khỏe Đời Sống

Bạn có thể quan tâm