Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống nhỏ với chức năng vừa hỗ trợ toàn bộ trọng lượng đầu, vừa giúp đầu di chuyển nhịp nhàng về mọi phía. Chính nhờ đặc tính linh hoạt này mà khu vực cổ phải chịu áp lực lớn và rất dễ gặp phải chấn thương.
Đau vai gáy thường xuất hiện khi người bệnh ngủ dậy hoặc khi kết thúc ngày làm việc mệt mỏi. Cơn đau càng tăng khi người bệnh thực hiện các hoạt động cổ hoặc tiếp xúc với môi trường lạnh. Nếu để lâu không điều trị, cơn đau có thể lan rộng sang bả vai, cánh tay hoặc đỉnh đầu, gây cản trở nghiêm trọng đến khả năng vận động.
Ai cũng có thể bị đau mỏi vai gáy ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, những người làm văn phòng hoặc đối tượng ngồi nhiều với tư thế ít thay đổi có nguy cơ bị đau mỏi vai gáy cao hơn bình thường.
Đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp ở nhân viên văn phòng. |
Theo bác sĩ Wade Brackenbury - Tổng giám đốc Phòng khám ACC, nguyên nhân đau vai gáy có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau, phổ biến hiện nay là tư thế xấu trong sinh hoạt gây mất đường cong sinh lý (cột sống cổ phải cong về phía trước để cân bằng); các bệnh lý cơ xương khớp (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống...); căng cơ (gây ra do stress và căng thẳng thần kinh)...
Thực tế chung cho thấy rất ít bệnh nhân đau vai gáy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám mà hầu hết đều tự mua thuốc giảm đau về uống.
Chị Thu (45 tuổi, TP.HCM) thường xuyên bị đau mỏi vai gáy khi ngồi làm việc lâu. Tuy nhiên, do bận rộn và chủ quan nên chị chỉ uống thuốc giảm đau. Thời gian gần đây, khi xuất hiện các cơn đau đầu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt chị mới đến bệnh viện khám. Dựa vào kết quả chụp MRI, bác sĩ chẩn đoán chị đã bị thoái hóa đốt sống cổ C5 - C6.
Bác sĩ Wade khuyến cáo người bệnh nên theo dõi triệu chứng và chủ động đi khám ngay từ khi bệnh ở giai đoạn đầu. Dùng thuốc chỉ có tác dụng khóa cơn đau trong thời gian ngắn. Để chữa đau mỏi vai gáy dứt điểm, người bệnh cần điều trị với liệu trình kết hợp toàn diện được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
Cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao khi người bệnh điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Hiện nay, tại Mỹ và các nước phương Tây, các bác sĩ ưu tiên lựa chọn liệu pháp chữa đau vai gáy không dùng thuốc với hiệu quả cao, ít rủi ro, mang đến sự an tâm cho người bệnh mọi lứa tuổi.
Bác sĩ Wade Brackenbury cho biết, hơn 90% bệnh nhân đau vai gáy xuất phát do các bệnh lý cột sống đã có thể phục hồi hoàn toàn sau khi điều trị với liệu trình trị liệu thần kinh cột sống, kết hợp vật lý trị liệu tại Phòng khám ACC.
Bác sĩ Wade Brackenbury đang kiểm tra cột sống cổ cho bệnh nhân. |
Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh cột sống) là phương pháp chữa đau xương khớp dựa trên thao tác chỉnh sửa cấu trúc sai lệch, giải phóng các chèn ép ở dây thần kinh, từ đó giảm đau một cách tự nhiên và cải thiện sự linh hoạt của cột sống.
Trước khi điều trị với liệu trình này, các bác sĩ thần kinh cột sống sẽ thực hiện việc kiểm tra cột sống, tìm hiểu bệnh sử để tìm ra nguồn gốc cơn đau. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang hoặc MRI để phát hiện tình trạng nứt, gãy xương, hẹp khe đĩa đệm, gai xương cổ... Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ tổn thương, mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ và thời gian chữa đau vai gáy khác nhau.
Các thiết bị vật lý trị liệu trong liệu trình chữa đau mỏi vai gáy sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm áp cột sống, kích thích làm lành các mô tổn thương, rút ngắn thời gian điều trị. Tại ACC, thiết bị giảm áp cột sống cổ Vertetrac là một trong các máy vật lý trị liệu nổi bật với lực kéo 3 chiều, gia tăng hiệu quả giảm áp và có thể sử dụng song song trong liệu trình chữa đau và luyện tập.
Theo bác sĩ Wade, người bệnh đau mỏi vai gáy khi điều trị với phương pháp trị liệu thần kinh cột sống cần kiên trì theo đúng phác đồ của bác sĩ thần kinh cột sống. Tự ý dừng điều trị hoặc kết hợp các phương pháp khác mà không tham vấn ý kiến bác sĩ có thể khiến cơn đau tái phát trầm trọng hơn.
Để phòng ngừa đau mỏi vai gáy và duy trì hiệu quả chữa đau lâu dài, bạn nên thay đổi thói quen trong sinh hoạt, cụ thể: duy trì tư thế đúng khi ngồi hoặc đứng, di chuyển màn hình máy tính ngang tầm mắt, nghỉ giải lao sau khi ngồi làm việc lâu hoặc lái xe trên chặng đường dài, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để duy trì sự linh hoạt của cổ.