Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liệu việc bắt tay chào hỏi có bị 'khai tử' vì Covid-19

Bắt tay là một trong những nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm, trong đó có Covid-19. Vậy liệu thế giới có cần kiểu chào hỏi khác trong giao tiếp xã hội?

Xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, cái bắt tay là một cử chỉ của hòa bình, chứng minh rằng bạn không đem theo vũ khí trong người. Qua thời gian, nó trở thành một phần không thể thiếu trong giao tiếp xã hội.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát buộc nhân loại suy nghĩ lại về cái bắt tay. Dù thể hiện sự thân thiết đến mức nào, cử chỉ này vẫn là sự trao đổi vi khuẩn giữa các bàn tay và làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.

bat tay chao hoi bi "khai tu" vi Covid-19 anh 1

Bắt tay là nguyên nhân truyền nhiễm dịch Covid-19. Ảnh: New York Post.

Một nhóm các nhà khoa học cho rằng: “Bàn tay của chúng ta giống như một giao lộ bận rộn, liên tục kết nối với mọi vật và mọi địa điểm”.

Cái bắt tay nguy hiểm là vậy nhưng nếu loại bỏ nó ra khỏi đời sống hàng ngày, con người sẽ dùng hành vi nào khác để thay thế? Liệu dùng nắm đấm, chạm khuỷu tay hay cúi chào kiểu Nhật Bản có khả thi?

Charles Gerba, nhà vi trùng học và nghiên cứu y tế công cộng tại Đại học Arizona, cho biết: “Mỗi lần bạn chạm vào một bề mặt bất kỳ, rất có thể bàn tay của bạn đã dính 50% lượng sinh vật trên đó”.

Bàn tay con người có thể mang vi khuẩn E.coli, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như virus adeno hay bệnh chân tay miệng. Ngoài ra, dựa trên tần suất thường xuyên các nhà khoa học tìm thấy phân trên ngón tay và lòng bàn tay, có thể nói thói quen vệ sinh của đa số chúng ta chưa tốt lắm.

Điều tệ nhất là chúng ta không thể nhìn thấy vi khuẩn bằng mắt thường.

bat tay chao hoi bi "khai tu" vi Covid-19 anh 2

Cúi chào kiểu Nhật Bản được mọi người trên thế giới khuyến khích sử dụng trong mùa dịch. Ảnh: Getty Images.

Trong một thí nghiệm của Gerba, ông đặt virus lên tay nắm cửa của một văn phòng, một ngôi nhà và một phòng khách sạn.

Kết quả cho thấy chỉ sau 4 tiếng, virus trên tay nắm cửa văn phòng đã truyền qua tay hơn ½ số nhân viên và ½ diện tích căn phòng. Đồng thời, virus cũng bao trùm 90% không gian bên trong ngôi nhà. Tại khách sạn, virus cũng lan truyền nhanh chóng từ phòng nọ sang phòng kia.

Gerba cho biết ông ngừng bắt tay kể từ khi dịch SARS xuất hiện năm 2003. Ông nói: “Tôi luôn viện cớ rằng mình bị cảm lạnh. Như vậy, tôi có thể né được những cái bắt tay”.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu ở Mỹ về các bệnh truyền nhiễm, cũng đồng tình với hành động của nhà khoa học Gerba. Ông khẳng định: “Đừng bao giờ bắt tay người khác”.

bat tay chao hoi bi "khai tu" vi Covid-19 anh 3

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (phải) và Bộ trưởng Bộ Y tế Hà Lan Bruno Bruins cụng khuỷu tay thay cho cái bắt tay. Ảnh: Getty Images.

Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, văn hóa giao tiếp của con người có sự thay đổi mạnh mẽ nhằm tránh những cái bắt tay thân mật.

Tại Đức, nơi việc bắt tay có chặt hay không được coi là dấu hiệu của sức mạnh, các bác sĩ ra sức khuyên người dân từ bỏ các thói quen đụng chạm xã giao. Singapore cũng khuyến khích mọi người vẫy tay, chạm khuỷu tay hoặc chắp tay cúi chào kiểu Ấn Độ thay cho bắt tay và hôn má nhau.

Tuy vậy, do khác biệt và đặc trưng văn hóa, câu hỏi này vẫn đang gây tranh cãi.

Tăng đề kháng cho cả gia đình với mâm cơm giàu vitamin C

Vitamin C là dưỡng chất hỗ trợ tăng sức đề kháng. Ngoài nạp vitamin C từ hoa quả tráng miệng, bạn cũng có thể dùng các loại quả giàu C như dứa, cam, chanh dây… để nấu ăn.

Hồng Chang (Theo Reuters)

Bạn có thể quan tâm