1. Năm 2017, hình ảnh con tê giác trắng giống đực cuối cùng trên thế giới lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Tên của nó là gì?
Ngày 7/11/2017, nhà sinh vật học Daniel Schneider đăng ảnh con tê giác Sudan nằm buồn bã trên nền đất bụi lên Twitter nhằm cho mọi người thấy được cuộc sống thực sự của loài động vật đứng bên bờ tuyệt chủng. Sudan rất nổi tiếng. Nó được lực lượng kiểm lâm Kenya bảo vệ 24/24 và từng xuất hiện trong bộ phim tài liệu Sudan: The Last of the Rhinos của đài BBC. |
2. Trước nỗ lực của cộng đồng nhằm bảo vệ loài voi trước nạn buôn bán ngà, những kẻ săn trộm chuyển qua săn bắt loài khác, đẩy chúng vào nguy cơ tuyệt chủng. Đó là loài nào?
Răng nanh của hà mã là ngà và có giá trị lớn. Do đó, loài này đối mặt những cuộc giết hại thảm khốc nhằm lấy ngà cung cấp cho thị trường ngầm, đặc biệt thị trường châu Á. |
3. Các nhà khoa học cảnh báo Trái đất đang trong đợt "đại tuyệt chủng" khi trong các thập niên gần đây, nhiều loài động vật hoang dã rơi vào cuộc "hủy diệt sinh học". Trái đất từng trải qua bao nhiêu sự kiện tương tự?
Tháng 7/2017, các nhà khoa học cảnh báo Trái đất đang trong đợt "đại tuyệt chủng" thứ sáu. 5 cuộc tuyệt chủng trước là Ordovic-Silur (443 triệu năm trước), Devon muộn (360 triệu năm trước), Permi-Trias (250 triệu năm trước), Trias-Juras (200 triệu năm trước) và Creta-Paleogen (65 triệu năm trước). |
4. Vì sao loài sóc xám đẩy loài sóc đỏ vào nguy cơ tuyệt chủng?
Sóc đỏ là loài sóc bản địa duy nhất ở Anh. Tuy nhiên, số lượng loài này bắt đầu giảm mạnh, dần rơi vào nguy cơ tuyệt chủng khi loài sóc xám được nuôi ở đây vào những năm 1870. Sóc xám mang virus không gây hại cho chúng nhưng lại giết chết sóc đỏ. Chúng cũng ăn hạt sồi xanh làm giảm nguồn cung thức ăn của sóc đỏ. |
5. Tên của loài động vật quý hiếm trong ảnh trên là gì?
Tê tê là động vật có vú, có vảy lớn và cứng. Chúng là loài thú ăn kiến sinh sống ở miền nhiệt đới châu Á và châu Phi. Tê tê rơi vào nguy cơ tuyệt chủng do mối đe dọa từ việc săn bắt lấy thịt dùng trong Đông y cùng nạn phá rừng làm chúng mất môi trường sống. |
6. Hoạt động săn bắn động vật hoang dã khiến số lượng loài rùa lưỡi cày giảm mạnh và có thể tuyệt chủng trong hai năm tới. Hiện tại, có bao nhiêu rùa lưỡi cày sống ở môi trường hoang dã Madagascar?
Rùa lưỡi cày là một trong những loài rùa cạn quý hiếm nhất hiện nay. Chúng tập trung chủ yếu ở Madagascar. Tuy nhiên, ngày nay, chỉ còn khoảng 100 con sống ở đây. |
7. Sau khi phát hiện một xác ướp có niên đại đến 50.000 năm ở Siberia, các nhà khoa học Nga đang nỗ lực nhân bản loài động vật nào đã tuyệt chủng trong kỷ băng hà?
Tháng 11/2017, các nhà khoa học Nga phát hiện xác ướp gần như nguyên vẹn của một con sư tử Á Âu ở Siberia. Họ hy vọng có thể hồi sinh loài động vật đã tuyệt chủng vào kỷ băng hà này. |
8. Tỷ lệ tổng số lượng loài linh dương Saiga quý hiếm mất mạng khi bệnh tả dê quét qua Mông Cổ là bao nhiêu?
Tháng 12/2016, người ta phát hiện hàng loạt linh dương Saiga ở Mông Cổ chết do dịch tả, con gọi là PPR. Đến cuối tháng 1/2017, số lượng con chết lên đến 2.500, chiếm 1/4 tổng số linh dương ở nước này. |
9. Một nhóm nhà khoa học Đức tiến hành nghiên cứu về côn trùng bay. Theo đó, trong khoảng thời gian này, tổng số lượng côn trùng bay giảm bao nhiêu phần trăm?
Tháng 10/2017, nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLOS One chỉ ra trong vòng gần 3 thập kỷ, số lượng côn trùng bay ở Đức giảm 76%. |