Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Loại rau người Việt khoái khẩu nhưng đầy ký sinh trùng

Một số loại rau phổ biến như rau muống, cải xoong, xà lách... rất giàu dinh dưỡng và được nhiều người ưa chuộng.

Rau chua ky sinh trung anh 1

Loại ký sinh trùng phổ biến trên rau bắp cải:

  • Sán dây
  • Sán là gan
  • Giun kim

Theo Only My Health, cải bắp là thực phẩm chứa sán dây và trứng sán dây mà mắt thường không thể nhìn thấy được, có thể gây hại cho não của bạn. Loại sán dây này không thể bị tiêu diệt hết hoàn toàn khi chỉ rửa bằng nước sạch, thậm chí rửa kỹ hoặc bằng nước nóng. Bạn vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu ăn sống.

Rau chua ky sinh trung anh 2

Ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ có thể nhiễm sán lá ruột:

  • Đúng
  • Sai

Loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống. Chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Không chỉ bám ở ngoài cọng rau, các loại sán này còn có trong thân rau hoặc sâu trong các kẽ lá, nếu không vệ sinh kỹ, chúng ta khó loại sạch được các loại ký sinh trùng này khi rửa sơ qua với nước.

Rau chua ky sinh trung anh 3

Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau sống là bao nhiêu?

  • 50,4-60%
  • 70-80,5%
  • 92,3-100%

Các chuyên gia của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) từng nghiên cứu trên 8 loại rau thường được ăn sống nhiều nhất là xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau cải cúc, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế,...). Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3-100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.

Rau chua ky sinh trung anh 4

Loại rau "lành mạnh nhất thế giới" nhưng chứa nhiều giun sán:

  • Rau cải xoong
  • Rau mồng tơi
  • Rau tía tô

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cải xoong là loại rau "lành mạnh nhất thế giới". CDC đã chấm điểm dinh dưỡng của các loại rau và trái cây giàu dinh dưỡng, theo đó, cải xoong được chấm điểm cao nhất - 100 điểm. Tuy nhiên, loại rau này thường mọc ở những vùng nước đọng, ao tù, là nơi sinh sống của nhiều loại động vật ký sinh như sán lá gan, vắt, đỉa… Do đó, không nên ăn cải xoong sống hoặc tái (như trong món lẩu) do nguy cơ nhiễm sán cao.

Rau chua ky sinh trung anh 5

Ăn rau ngổ có nguy cơ nhiễm loại ký sinh trùng nào?

  • Sán lá gan
  • Giun đũa
  • Sán lá ruột

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người thường ăn các loại rau sống thủy sinh như rau ngổ, rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong, ngó sen... có nguy cơ mắc bệnh sán lá gan cao hơn. Khi người ăn sống rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng gan và gây tổn thương tại đây.

Rau chua ky sinh trung anh 6

Ăn rau tự trồng tại nhà sẽ tránh nhiễm giun:

  • Đúng
  • Sai

PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, cảnh báo kể cả rau tự trồng tại nhà vẫn có thể nhiễm các loại ký sinh trùng như giun kim, giun móc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Thậm chí, rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Rau chua ky sinh trung anh 7

Rau sống ngâm nước muối, thuốc tím có sạch giun sán?

  • Đúng
  • Sai

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, khẳng định ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo loại sạch được ký sinh trùng. Bởi môi trường nước muối loãng, thuốc tím không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, lượng hoá chất bảo vệ thực vật bám trên rau giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần.

Bệnh của thời thức ăn tiện lợi

Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm.

Bé gái 2 tuổi phát bệnh dại sau một tháng bị chó cắn

Trước khi nhập viện một tháng, bệnh nhi bị chó của gia đình nuôi cắn vào vùng cổ và cằm. Ngay sau khi bị cắn, trẻ chỉ được rửa vết thương bằng xà phòng.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm