Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Loại thuốc giúp ngăn ngừa mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Doxycycline là loại thuốc kháng sinh giá rẻ có làm chậm sự gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ.

Doxycycline có thể gây ra tác dụng liên quan dạ nhạy, phát ban và nhạy cảm với ánh mặt trời. Ảnh: Medicaldialogues.

Dữ liệu mới từ Cơ quan quản lý Y tế New York (Mỹ) cho thấy các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) tăng đột biến trên toàn thành phố sau sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa do Covid-19.

Cụ thể, số liệu thống kê của cơ quan này chỉ ra các trường hợp nhiễm chlamydia tăng 10% từ năm 2020 đến năm 2021. Trong đó, tỷ lệ nữ giới được chẩn đoán mắc bệnh giang mai nguyên phát và thứ phát tăng 28,7%.

Ngoài ra, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, vào năm 2021, quốc gia này ghi nhận hơn 2,5 triệu ca mắc bệnh chlamydia, lậu và giang mai.

Trước tình hình đó, tiến sĩ Leandro Mena, Giám đốc bộ phận phòng chống STDs của CDC, cho biết cơ quan này đang soạn thảo các khuyến nghị liên quan đến việc dùng thuốc doxycycline để ngăn chặn STDs. Doxycycline vốn được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh sốt rét.

Cách dùng thuốc này cũng giống như dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang tìm cách cải tiến doxycycline để phòng ngừa STDs.

Hiệu quả của thuốc doxycycline

Tiến sĩ John M. Douglas Jr., quan chức y tế về hưu, giảng viên trường Y tế Công cộng Colorado, cho hay: “Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng và ít được ưu tiên trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng là loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất được ghi nhận”.

Hiệu quả của thuốc doxycycline được đề cập trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Y học New England vào đầu tháng 4.

Cụ thể, các nhà khoa học ở San Francisco và Seattle phát hiện ra uống một viên thuốc doxycycline 200 mg trong vòng 3 ngày sau khi quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ sẽ giảm 2/3 nguy cơ mắc STDs do vi khuẩn, đặc biệt là bệnh lậu, chlamydia và giang mai. Thuốc có hiệu quả sau mỗi 3 tháng.

Nghiên cứu này kéo dài một năm và theo dõi 500 người đồng tính nam, song tính nam và chuyển giới nữ bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đó.

Các nhà nghiên cứu lưu ý thuốc doxycycline còn nhiều hạn chế. Ví dụ, nó không hiệu quả ở phụ nữ dị tính và có thể gây ra tác dụng phụ như các vấn đề về dạ dày, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hay phát ban.

Tiến sĩ Philip Andrew Chan, người đang tư vấn cho CDC Mỹ về các khuyến nghị doxycycline, cũng cho biết đây không phải là “thần dược” mà hãy xem nó như “công cụ khác” trong việc chống lại STDs.

quan he tinh duc anh 1

Tỷ lệ mắc bệnh lây qua đường tình dục ở New York tăng đột biến. Ảnh: Pexels.

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm STDs

Trong khi chờ đợi việc cải tiến thuốc doxycycline, các nhà nghiên cứu đưa ra những phát hiện về thuốc doxycycline dự phòng sau phơi nhiễm (hay còn gọi là doxy-PEP).

“Doxy-PEP là chiến lược đầy hứa hẹn làm giảm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nhóm người có nguy cơ cao bị lây nhiễm, cụ thể là nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ chuyển giới vừa mắc STDs”, tiến sĩ Connie Celum, giáo sư về sức khỏe toàn cầu, y học và dịch tễ học tại Đại học Washington, cho biết trong một tuyên bố.

Theo vị chuyên gia này, điều quan trọng là phải theo dõi ảnh hưởng của doxy-PEP đối với tình trạng kháng kháng sinh theo thời gian và cân nhắc điều này với lợi ích làm giảm nguy cơ mắc STDs.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Triệu chứng mắc Covid-19 tại Việt Nam không thay đổi

Người mắc không có biểu hiện sốt, ho trước khi bệnh chuyển nặng là thông tin sai lệch đang được lan truyền trong bối cảnh các ca Covid-19 tại Việt Nam gia tăng.

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm