Một căn bệnh ít được biết đến, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của rất nhiều người. Đó là loạn năng thái dương hàm.
Loạn năng thái dương hàm (LNTDH) là nguyên nhân thường gặp của biểu hiện đau vùng quai hàm và vùng khớp thái dương hàm. Vậy đây là bệnh lý gì, gây ảnh hưởng thế nào và cách điều trị ra sao?
Khớp thái dương hàm và các cơ nhai chủ yếu. |
LNTDH là gì?
Một bất thường của cơ nhai hoặc khớp thái dương hàm gây giảm hiệu quả nhai lâu ngày, cuối cùng biểu hiện ra bên ngoài: đau khớp hàm, đau cơ, há miệng hạn chế... được gọi là LNTDH.
Thống kê tại các nước phát triển cho thấy, khoảng 10% dân số mắc chứng bệnh này. Bệnh nhân thường bị đau ở vùng quai hàm hoặc khớp thái dương hàm. Tuy nhiên chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số họ có biểu hiện bệnh rõ ràng dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị muộn, có thể dẫn tới hỏng khớp, hủy các đầu xương, gây xơ cứng khớp.
Bệnh hay gặp ở nữ giới, lứa tuổi thanh niên và trung niên.
Biểu hiện bệnh:
Đau mỏi cơ, khớp nhai là một trong những biểu hiện bệnh. |
- Mỏi cơ nhai: ban đầu có cảm giác mỏi, không thoải mái ở các cơ vận động hàm.
- Đau: xuất hiện muộn hơn. Lúc đầu chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai. Đau ban đầu ở các cơ nhai và khớp thái dương hàm, về sau lan rộng dần, có thể đau toàn vùng đầu.
- Không há miệng to được.
- Nghe thấy tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm khi há miệng.
- Ảnh hưởng tới nhiều cơ quan lân cận: gây ù tai, chóng mặt, lung lay răng…
Các triệu chứng trên thường tiến triển chậm, thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, rồi tự hết làm người bệnh không chú ý.
Nguyên nhân:
Bất thường về răng là một trong những lý do gây bệnh. |
Các lý do chính dẫn tới loạn năng thái dương hàm bao gồm:
- Bất thường về răng: mất răng làm giảm hiệu suất nhai, các răng lân cận bị xô lệch, bị hàn răng hoặc làm răng giả sai kỹ thuật, răng khôn mọc lệch...
- Tai nạn gây chấn thương vùng quai hàm.
- Tật nghiến răng.
- Liên quan tới nghề nghiệp như nhạc sĩ violon, người trực tổng đài phải kẹp điện thoại thường xuyên vào cổ...
Bệnh thường chỉ bộc phát khi có kèm những rối loạn tâm lý (bị căng thẳng, stress, mệt mỏi…).
Điều trị:
Mục tiêu là loại bỏ nguyên nhân và khắc phục các rối loạn tâm lý. Có 2 phương pháp điều trị:
1. Không phẫu thuật:
- Loại bỏ những rối loạn ở cung răng (nếu răng mọc lệch), cho bệnh nhân mang máng nhai (trường hợp nghiến răng nhiều), làm răng giả (nếu bị mất răng)...
+ Ăn thức ăn mềm.
+ Dùng các thuốc giảm đau, an thần.
+ Xoa bóp vùng quanh quai hàm, lý liệu pháp.
2. Phẫu thuật:
Chỉ áp dụng cho những trường hợp nặng, tổn thương không hồi phục và tiếp tục đau sau khi đã được điều trị tích cực bằng các phương pháp không phẫu thuật.
Việc áp dụng phương pháp điều trị nào sẽ được các Bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu bất thường nào đã kể ở trên, nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt càng sớm càng tốt.
Liên hệ:
Nha khoa thẩm mỹ AVA
Công ty TNHH Nha Khoa Thẩm Mỹ AVA
Địa chỉ duy nhất: 31 Trần Khắc Chân, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM
Hotline: (08) 6288.7777 - 22.297.297
BS. Phạm Việt Hùng : 09.1615.7777
Email: info@benhvienthammy.com.vn
Website: http://benhvienthammy.com.vn
Công ty TNHH nha khoa thẩm mỹ Việt Hưng
Địa chỉ: 17-19 Lê Văn Việt - P.Hiệp Phú - Q9 - TP.HCM
Hotline: 08.6279 1111- 08.6672 1111 - 093326 1111
Website: http://nhakhoaviethung.vn
Nha khoa Nét Việt - Phú Nhuận
Địa chỉ: 152 - Đặng Văn Ngữ - Q.Phú Nhuận - TP.HCM (Gần nhà thờ Ba Chuông)
ĐT: 08.2211 5555 - 2211 4848 - 2211 4949
Hotline: 0902 115 115
Website: http://www.nhakhoanetviet.com/
Tư liệu: Nha khoa Ava