Khi đổi vai, bố mẹ không còn thúc giục con làm bài tập, ăn hết bữa. Trẻ sẽ quản lý việc phụ huynh đi đâu, làm gì, cấm đoán đủ điều. Tư duy đổi vai sẽ giúp bố mẹ hiểu con hơn.
Những câu hỏi "Đi đâu?", "Với ai"?, "Làm gì giờ mới về?', ... không còn là đặc quyền của cha mẹ. Thay vào đó, họ bị con cái quản lý như trẻ lên 3 và phải giải thích đến khi con hài lòng nếu không muốn bị làm phiền cả buổi.
Con cái cũng đảm nhận nhiệm vụ giám sát, đốc thúc bố mẹ từ ăn uống đến làm bài tập.
Giận dỗi và hành xử trẻ con trở thành "đặc quyền" của các ông bố bà mẹ, trong khi con cái chỉ việc ngồi chỉ trích hành vi không đúng mực đó. Thậm chí, đưa ra hình phạt cho người lớn.
Những đứa trẻ cũng phải ôm đồm hết việc tưởng như nhỏ nhặt nhưng rất tốn thời gian, chăm chút cho bố mẹ cẩn thận.
Đổi lại, trẻ không cần phải làm mọi việc theo ý người lớn. Thay vào đó, họ có thể áp đặt suy nghĩ lên bố mẹ, ép phụ huynh làm việc này việc nọ.
Bố mẹ sẽ được thể nghiệm cảm giác khó chịu khi bị con cái quan tâm thái quá hay nghi ngờ rằng họ làm chưa tốt và tự đẩy bản thân vào rắc rối.
Khoe con không còn là chủ đề thường ngày của các bậc bố mẹ. Khái niệm "con nhà người ta" trở thành "bố mẹ nhà người ta" khi hai bên đổi vai cho nhau.
Khi được đổi vai với con, cha mẹ có thể sống tùy hứng, làm việc tùy thích. Trong khi đó, những đứa trẻ phải gánh vác trách nhiệm nhắc nhở bố mẹ làm điều này điều kia.
Câu chuyện quen thuộc của mỗi gia đình - cấm đoán xem TV - vẫn diễn ra. Chỉ khác người cấm giờ là con và bố mẹ phải năn nỉ để được xem nốt bộ phim yêu thích.
Người lớn trở nên biếng ăn trong khi trẻ em cố sức ép bố mẹ ăn dù họ không thích. Lúc này, con cái chỉ quan tâm món đó có tốt cho sức khỏe hay không. Loạt tranh vui với mục đích khiến hai bên đặt vào vị trí của nhau để hiểu và hành xử hợp tác hơn.