Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2 triệu trẻ em Việt Nam bị rối loạn tâm thần

Theo PGS Đặng Hoàng Minh, chỉ số rối loạn tâm thần ở trẻ em Việt Nam là 12%, khoảng 2 triệu người.

Tối 18/1, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi trò chuyện "Trầm cảm - chuyện không của riêng ai" và ra mắt mạng lưới nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần Việt Nam, do Quỹ Giáo dục Việt Nam thuộc Đại sứ quán Mỹ tài trợ.

Chương trình dẫn số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai, xếp sau tim mạch, vì gây ảnh hưởng toàn bộ cơ thể.

Mặc dù có mức độ ảnh hưởng như vậy, trầm cảm lại chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở trẻ em như lo âu, căng thẳng, bạo lực, tăng động rối loạn giới tính đang diễn ra hàng ngày ở trường học và gia đình.

roi loan tam than anh 1
Khách mời tham gia tọa đàm "Trầm cảm- chuyện không của riêng ai". Ảnh: Q.Q. 

Cũng theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, 8%-29% trẻ em vị thành niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu trong nước, 87% trẻ em trong mẫu nghiên cứu có vấn đề về tâm lý. Nghiên cứu với 202 trẻ em, trong đó có 22,8% trẻ em trầm cảm; 23,7% trẻ muốn tự tử; 10,4% tâm thần; 4% tự kỷ và 2,5 % lo âu.

PGS.TS Đặng Hoàng Minh - giám đốc dự án - thông tin ở Việt Nam, chỉ số rối loạn tâm thần ở trẻ em khoảng 12%, nghĩa là khoảng 2 triệu trẻ em vị thành niên cần trị liệu tâm lý. Việc phát hiện muộn trẻ có vấn đề về tâm lý dẫn đến nhiều người không biết dấu hiệu rối loạn tâm thần, nên giúp đỡ muộn, làm suy giảm chức năng của cuộc sống.

PGS.TS Nguyễn Huy Việt - nguyên Trưởng bộ môn Tâm thần, ĐH Y Hà Nội - cho hay rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến nhất là bệnh trầm cảm. Trong đó, 3%-5% dân số thế giới mắc bệnh này; 10%-15% người mắc trầm cảm ở giai đoạn nào đó trong cuộc sống. Trạng thái buồn là tâm lý tuy nhiên trầm cảm lại là bệnh lý. Trầm cảm là trạng thái ức chế của não, tạo ra những thay đổi, tổn thương trong não.

Các nguyên nhân gây ra trầm cảm bao gồm là chứng sau khi diễn biến bởi các bệnh tai biến, nhồi máu cơ tim… Nhóm thứ hai bị trầm cảm do chịu áp lực, quá tải, lo lắng, stress từ cuộc sống. Đó là căn bệnh của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền cách mạng công nghệ 4.0 khiến cho bộ não bị quá tải.

Người trầm cảm nếu không phát hiện kịp thời gây tự tin, tổn thương cho chính mình, phản ứng tiêu cực với người xung quanh, có thể tự sát hoặc giết người.

TS Isaac Woods - học giả Fullbright, tốt nghiệp chương trình tiến sĩ Tâm lý học trường học, ĐH Memphis, Mỹ - cho hay nhiều bạn trẻ và vị thành niên nhiều khi phải đối phó với trầm cảm. Nhưng nhận thức phổ biến của người trầm cảm lại luôn nghĩ mình sẽ thoát khỏi bệnh mà không cần ai giúp. Người trầm cảm rất cần sự giúp đỡ của những người có hiểu biết, nhà chuyên môn.

Theo TS Isaac Woods, thái độ kỳ thị của người xung quanh là một trong những rào cản để người bệnh tìm đến bệnh viện. Tâm lý của số đông con người vẫn coi thường sức khỏe tâm thần và thường gọi những người bị trầm cảm không kiểm soát hành vi là điên, xa lánh họ.

MC Phan Anh - khách mời của chương trình - cho biết anh có người bạn rất giỏi, khi gặp vẫn vui nhẻ nhưng sau đó mới thừa nhận mình bị trầm cảm trên Facebook. MC Phan Anh bày tỏ có nhiều người bên ngoài giấu bệnh của mình rất giỏi, nếu không nhận được sự giúp đỡ, tỷ lệ tự tử có thể lên đến 50%.

Nam MC cho hay nhà có 3 đứa trẻ, mỗi bé đều có tính khác nhau. "Có lần mình trót chê con, vô tình tạo nên áp lực lớn khiến con bị thu mình lại. Nếu chúng ta không để ý chính những biểu hiện của trẻ nhỏ liên quan sức khỏe tinh thần có thể dẫn đến trầm cảm", Phan Anh nói.

Học sinh bị bắt nạt trên mạng xã hội dễ căng thẳng, tự tử

Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cứ 10 học sinh, 3 em bị bắt nạt trực tuyến. Hậu quả là nhiều em căng thẳng, thậm chí tự tử.

Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm