Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lời chúc Tết ở 5 nước châu Á

Dù ngôn ngữ khác biệt, những lời chúc Tết ở các quốc gia đều hướng đến mong muốn bình an, sức khỏe và phát tài.

loi chuc tet hay anh 1

Ở những quốc gia đón Tết âm lịch, thăm hỏi và dành cho nhau những lời chúc đầy ý nghĩa vào ngày đầu năm mới là phong tục không thể thiếu. Đây là ngày các thế hệ trong cùng một gia đình được quây quần, bạn bè được tụ họp. Ở mỗi nước, lời chúc và hàm ý của chúng có phần khác nhau. Ảnh: Pexels.

loi chuc tet hay anh 2

Việt Nam, ngày đầu năm mới người ta thường dành cho nhau những lời chúc mang hàm ý cầu mong sự may mắn và thuận lợi, sức khỏe trong cả năm. "Năm mới an khang thịnh vượng, "Tấn tài tấn lộc", "Chúc năm mới sức khỏe dồi dào" là những câu chúc phổ biến hơn cả. Bên cạnh đó, tùy vào đối tượng được chúc hoặc con giáp của năm, người ta sẽ sáng tạo những lời chúc mừng có ý nghĩa riêng. Ví dụ với trẻ em, người ta thường chúc "ngoan ngoãn, học giỏi"; với người mới lập gia đình thường là câu chúc "sớm sinh em bé"; đối với người lớn trong gia đình, câu chúc phổ biến là "khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi". Ảnh: CAFEIN Coffee.

loi chuc tet hay anh 3

"Xin nian kuai le" (Chúc mừng năm mới) và "Zhu ni Gongxi facai" (Cung hỷ phát tài) là những câu chúc phổ biến nhất khi gặp gỡ đầu năm ở Trung Quốc. Ngoài những lời chúc về tài lộc, may mắn, họ còn chúc nhau buông bỏ những điều còn tiếc nuối ở năm cũ để hướng đến tương lai. "Jide xiang qian kan, bie lan zai guoqu he meng li" là lời chúc mang hàm ý mong muốn đối phương lạc quan vào tương lai, đừng lạc mãi trong những nỗi buồn và tiếc nuối của quá khứ. Ảnh: Pexels.

loi chuc tet hay anh 4

"Akemashite omedetou gozaimasu" (Chúc mừng năm mới) là lời chúc phổ biến nhất mà người Nhật Bản dành cho nhau dịp đầu năm. Trước khi bước qua thời khắc năm mới, mọi người thường dùng lời chúc: "Yoi otoshi o". "Minasama no gokenkou o oinori moushiagemasu" có ý nghĩa mong mọi người có nhiều sức khỏe. Câu "Subete ga junchou ni ikimasu youni" dùng để bày tỏ hy vọng một năm mới thuận lợi sẽ đến. Người Nhật còn dành lời cảm ơn cho những người đã giúp đỡ họ trong năm qua với câu Sakunen wa taihen osewa ni nari arigatou gozaimashita". Ảnh: Rakuten Travel.

loi chuc tet hay anh 5

Hàn Quốc là một trong những quốc gia châu Á đón Tết âm lịch, gọi là Seollal. Vào ngày đầu năm, câu chúc phổ biến nhất là "Sae-hae-bok-mani-ba-teu-se-yo", có nghĩa "Năm mới hãy nhận thật nhiều phúc nhé!". Nó cũng mang ý nghĩa tương tự câu "Chúc năm mới an khang, thịnh vượng" của Việt Nam. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn chúc năm mới phát tài bằng câu "Sae-hae-e bu-ja-dwoe-se-yo", hay "Geon-gang-gwa haeng-uni ham-kke ha-si-gil gi-won-ham-ni-ta" với mong muốn về sức khỏe và may mắn. Ảnh: VisitKorea.

loi chuc tet hay anh 6

"Selamat tahun baru" là câu chúc mừng năm mới ở Malaysia. Tết Nguyên đán cũng là ngày lễ quan trọng nhất của cộng đồng người Hoa ở Malaysia. Họ đón chào năm mới với phong tục thăm hỏi họ hàng, chúc sức khỏe và gửi tặng lì xì. Vào ngày này, khắp nơi được trang hoàng bằng màu đỏ và những màn pháo hoa rực rỡ. Ảnh: CGTN.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Những Gen Z ăn lẩu đón Tết

Nồi lẩu nóng hổi giúp mọi người được quây quần và cùng ăn uống, có thể làm ấm lòng những người trẻ xa nhà, theo New York Times.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm