Theo quan niệm của y học cổ truyền, dưa hấu vị ngọt, tính hàn. Ảnh: Inshorts. |
Dưa hấu là loại trái cây được nhiều người yêu thích. Chúng không những ngon ngọt, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn, các vitamin và nguyên tố vi lượng quý. Trong Đông y, dưa hấu vỏ xanh, ruột đỏ còn được sử dụng làm thuốc.
Tuy nhiên, loại thực phẩm này nóng hay mát vẫn là câu hỏi khiến một số người băn khoăn.
Dưa hấu giúp thanh nhiệt, giải nóng
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, cho biết theo quan niệm của y học cổ truyền, dưa hấu vị ngọt, tính hàn, vào các kinh vị, tâm, bàng quang. Loại quả này có công năng thanh nhiệt, giải nóng, trừ phiền, chỉ khát, lợi tiểu, điều trị hiệu quả cho mọi chứng bệnh có tính ôn nhiệt.
Vỏ dưa hấu (gọi là tây qua bì, lớp xanh ngoài cùng) có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tỳ và thận. Công dụng chữa bệnh tương tự phần ruột, có thể thái mỏng phơi khô hoặc tán bột để dùng dần.
Theo y học cổ truyền, vỏ dưa hấu vị ngọt tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giáng hỏa, trừ phiền, chữa thấp, lợi tiểu tiện. Hạt dưa hấu có công hiệu làm mát phổi, tan đờm, nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Rễ và lá dưa hấu chữa được bệnh tiêu chảy, kiết lỵ.
Theo y học cổ truyền, vỏ dưa hấu vị ngọt tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giáng hỏa, trừ phiền, chữa thấp, lợi tiểu tiện. Ảnh: Communitycare. |
Tuy nhiên, bác sĩ Vũ khuyến cáo người dân không nên ăn quá nhiều dưa hấu một lần và nhiều lần trong ngày, đặc biệt là những người tỳ vị vốn đã hư yếu, hay đau bụng rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn những quả dưa hấu chưa chín, bị hỏng do để quá lâu và dập nát.
Bài thuốc hay từ dưa hấu
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ hướng dẫn một số bài thuốc từ dưa hấu:
Chữa viêm thận: Vỏ dưa hấu, rễ cỏ tranh mỗi thứ 60 g, sắc uống. Nếu bị viêm tiểu cầu thận cấp tính, bạn lấy dưa hấu một kg, thái vụn cả vỏ, ninh kỹ cho thành dạng cao, hòa nước uống, mỗi lần 1-2 thìa con, ngày 2 lần.
Chữa phù thũng: Vỏ dưa hấu, vỏ bí đao, đậu đỏ, phục linh, mỗi loại 30 g, sắc uống.
Chữa bệnh gan: Nếu viêm gan virus, bạn lấy nước ép dưa hấu 100 ml, mật ong 10 g, đem 2 thứ trên trộn đều; uống hết trong một lần. Nếu xơ gan, hãy lấy vỏ dưa hấu 100 g, gan lợn 30 g, đem sắc kỹ, vừa uống nước sắc vừa ăn gan lợn mỗi ngày 1-2 lần.
Chữa cảm mạo, đau rát họng: Vỏ dưa hấu 30 g, đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, chia uống ngày 2 lần.
Chữa viêm phế quản mạn tính: Dưa hấu một quả, gừng tươi 60 g. Bạn khoét một lỗ trong quả dưa, cho gừng vào, hấp cách thủy 2 giờ, ăn cả nước lẫn cái vài lần trong một ngày.
Chữa cao huyết áp: Vỏ dưa hấu 30 g, vỏ bí đao 30 g, ngưu tất 15 g, sắc uống.
Chữa cảm nóng: Nước ép dưa hấu một cốc to, uống vài lần.
Giải rượu: Nước ép dưa hấu một cốc to, uống vài lần.
Giải độc rượu: Bạn chuẩn bị dưa hấu 500 g, mía 200 g, đường phèn 20 g. Dưa rửa sạch, bỏ vỏ và hạt, thái miếng; mía róc vỏ, chẻ nhỏ. Hai thứ cho vào máy ép lấy nước, chế thêm đường phèn, uống hàng ngày. Bài thuốc có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, làm khỏe thận, giải độc rượu.
Chữa đái tháo đường: Vỏ dưa hấu 60 g, cẩu kỷ tử 15 g, thiên hoa phiến 12 g, ô mai 10 g, sắc uống. Hoặc vỏ dưa hấu, vỏ bí đao, mỗi loại 15 g, thiên hoa phấn 12 g, đem sắc kỹ, uống thay nước chè hàng ngày.
Chữa kiết lỵ ra máu: Nước ép dưa hấu một cốc, hòa đường đỏ, ngày uống 3 lần.
Chữa bỏng: Vỏ dưa hấu sấy khô, tán thành bột, trộn dầu vừng bôi.
Thanh nhiệt, giải thử: Vỏ dưa hấu 150 g, khổ qua (mướp đắng) 50 g, bí đao 50 g. Vỏ dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh, thái vụn; khổ qua và bí đao đều gọt vỏ bỏ ruột rồi thái vụn. Tất cả cho vào máy ép lấy nước, có thể cho thêm một chút đường phèn, hòa tan rồi dùng làm nước giải khát.
Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát; dùng làm đồ uống mùa hè rất tốt, đặc biệt với những người bị mụn nhọt, béo phì…
Chữa mệt mỏi, chán ăn: Dưa hấu một kg, cát cánh 25 g (thái nhỏ), đường phèn 100 g, gạo tẻ 100 g. Nấu cháo ăn. Dùng liền 7 ngày, khi nóng bức, mệt mỏi, chán ăn.
Chữa trẻ em bị rôm: Dưa hấu một quả ngâm nước lạnh, sau một giờ giã nát vỏ để xoa, tắm cho trẻ em bị rôm.
Chữa tăng huyết áp: Vỏ dưa hấu 30 g phơi gió cho khô, hạt thảo quyết minh 15 g. Nấu nước uống thay trà hàng ngày. Bài thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
Chữa say nắng, sốt cao: Vỏ dưa hấu 20 g, lá tre 10 g, nước 500 ml sắc trong 15 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Phù thũng do viêm thận cấp: Rễ cỏ tranh tươi, vỏ dưa hấu mỗi thứ 40 g, đậu nhự 12 g, xích tiểu đậu 20 g, đem sắc lấy nước uống.
Mệt mỏi, chán ăn: Dưa hấu một kg, cát cánh 25 g đem thái nhỏ, đường phèn và gạo tẻ mỗi thứ 100 g đem nấu thành cháo ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày sẽ giúp đánh bay chứng mệt mỏi, chán ăn vào ngày hè nóng bức.
Ho nhiều đờm: Dùng hạt dưa hấu bóc vỏ ăn sống, hoặc lấy hạt dưa 20 g sắc nước đặc và uống.
Ho kinh niên: Hạt dưa hấu giã nát, lạc nhân, mỗi thứ 15 g, hoa hồng 1,5 g, đường phèn 30 g, sắc lấy nước uống thay trà.
Chứng đa kinh (kinh nguyệt quá nhiều): Dùng nhân hạt dưa hấu 9 g, nghiền vụn, uống với nước, mỗi ngày 2 lần.
Nôn ra máu: Dùng hạt dưa hấu 50 g sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước uống, có thể thêm chút đường.
Viêm bàng quang cấp tính: Hạt dưa hấu 30-50 g sắc uống.
Pha cà phê sai cách dẫn đến thảm họa dinh dưỡng
Nếu bạn là người cuồng cà phê thì không thể bỏ cuốn sách Thánh kinh của những tín đồ cà phê. Trong sách này, tác giả Bob Arnot đã chỉ ra nhiều lợi ích của việc uống cà phê như giảm nguy cơ ung thư, ngừa bệnh tiểu đường, giảm cân... Ngoài ra, để có cốc cà phê thơm ngon và bổ dưỡng, ông còn hướng dẫn cách chọn công cụ pha chế, cách ướp lạnh hạt cà phê, tỷ lệ pha với nước và nhiệt độ thích hợp.