Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Lợi ích và tác hại của nghe nhạc khi làm việc

Theo Healthnews, việc nghe nhạc khi làm việc có thể giúp nhân viên điều chỉnh trạng thái cảm xúc và đạt hiệu suất làm việc cao hơn.

Nghe nhạc có thể giúp mọi người hoàn thành những công việc đơn giản hiệu quả hơn. Ảnh: Shutterstock.

Âm nhạc có khả năng thay đổi tâm trạng của một người hoặc kích hoạt động lực cần thiết để người đó tập luyện thể dục thể thao. Hơn nữa, nghe nhạc hoặc nghe âm thanh cụ thể còn giúp một người dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Trong khi một số người cần sự yên bình và tĩnh lặng để làm việc hiệu quả, thì những người khác lại thích nghe nhạc để tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, sự khác biệt này thường dẫn đến bất đồng giữa những đồng nghiệp với nhau.

Trong một bài báo được xuất bản vào ngày 6/4 trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã minh họa cách âm nhạc có thể nâng cao hoặc cản trở năng suất làm việc. Đồng thời, họ cũng giải thích tại sao âm nhạc tại nơi làm việc là một trải nghiệm mang nặng tính cá nhân.

Mối liên hệ giữa âm nhạc, não bộ và năng suất

Theo một nghiên cứu năm 2017, âm thanh khi nghe nhạc gần như tác động đến mọi vùng của não bộ. Trong lúc nhạc phát, âm thanh đến tai và các rung động được chuyển thành tín hiệu điện, sau đó nó được xử lý bởi thân não. Kế đến, các phần khác của não sẽ xử lý những khía cạnh khác nhau trong bài hát (chẳng hạn nhịp điệu và âm lượng) để giúp mọi người nghe được bài hát.

Đồng thời, khi các vùng hệ thống vận động của não được kích hoạt cũng dẫn đến sự thôi thúc chuyển động theo điệu nhạc. Ngoài ra, quá trình nghe nhạc còn giúp giải phóng các chất hóa học thần kinh như dopamine và oxytocin, những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự tập trung và liên kết xã hội. Do đó, các nhà khoa học cho rằng âm nhạc có thể giúp tâm trí và cơ thể gia tăng năng suất làm việc.

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2022 cho thấy những nhân viên nghe nhạc để điều chỉnh trạng thái cảm xúc thường đạt điểm cao hơn trong hiệu suất công việc và sự hài lòng. Tuy nhiên, điều này không xảy ra với những nhân viên sử dụng âm nhạc chỉ để giảm tiếng ồn xung quanh hoặc tập trung vào việc nghe lời bài hát, phân tích bài hát.

nghe nhac de tap trung anh 1

Mọi người nên sử dụng tai nghe tại nơi làm việc để tránh ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh. Ảnh: Shutterstock.

Tác dụng phụ của việc nghe nhạc khi làm việc

Âm nhạc có thể giúp mọi người hoàn thành nhiệm vụ đơn giản một cách hiệu quả, nhưng nó không thể tác động quá nhiều nếu nhiệm vụ đó đòi hỏi quá trình suy nghĩ sâu rộng (như viết một bài báo). Trong những tình huống như vậy, âm nhạc có thể cản trở kết quả công việc.

Sức mạnh của âm nhạc đối với cảm xúc cũng có thể đóng một vai trò nhất định trong việc nó định hình năng suất. Ví dụ, những bài hát khơi gợi cảm xúc tiêu cực có thể thu hẹp phạm vi chú ý của một cá nhân, khiến họ bỏ qua những gián đoạn và tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.

Mặt khác, những bài hát khơi dậy cảm xúc tốt có thể mở rộng sự tập trung của một người, giúp họ tiếp nhận thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và tăng cường trải nghiệm sáng tạo.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhạc nền không phù hợp với nhu cầu của người lao động có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ tinh thần và gây mệt mỏi. Điều này là do cá nhân có thể tiêu tốn năng lượng tinh thần đáng kể để ngăn chặn âm thanh trong ngày làm việc. Thậm chí, đối với một người thích nghe nhạc, nó cũng có thể làm cạn kiệt tài nguyên nhận thức nếu liên tục được phát hàng giờ liền.

Các nhà khoa học đã liệt kê những điều cần lưu ý khi sử dụng âm nhạc để tăng năng suất làm việc, bao gồm: Lưu nhạc để sử dụng trong các tác vụ đơn điệu, tránh âm nhạc khi học thông tin mới hoặc tham gia vào một dự án phức tạp mới, hạn chế việc nghe nhạc liên tục trong ngày, cân nhắc nghe nhạc khi nghỉ giải lao để nạp lại năng lượng và lấy lại sự tập trung, nên sử dụng tai nghe ở nơi làm việc để không khiến quy trình làm việc của người khác bị gián đoạn.

Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý việc nghe nhạc lớn trong thời gian dài có thể làm hỏng thính giác. Đặc biệt, những người nghe nhạc có độ lớn trên 70 decibel trong hơn 7 giờ/ngày sẽ dễ bị tổn thương tai.

Ngày nay, hội sách là sự kiện không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, hơn 500 năm trước, hội sách lớn nhất thế giới đã xuất hiện lần đầu tiên tại Frankfurt (Đức). Mục Giáo dục của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Lịch sử hội sách Frankfurt, tác giả Peter Weidhaas.

Sách không chỉ giới thiệu lịch sử hội sách Frankfurt mà thông qua đó còn là lịch sử châu Âu và sự phát triển văn minh xã hội từ thế kỷ 15 đến thời hiện đại.

Theo đó, hội sách Frankfurt không có ngày thành lập chính thức, nhưng có thể khẳng định rằng vào năm 1462, một sự kiện đã phát triển hội chợ dành cho giới in ấn và xuất bản.

Mang triết lý giáo dục hạnh phúc của Phần Lan đến Việt Nam

Nền giáo dục Phần Lan nổi tiếng với triết lý nuôi dạy trẻ trở thành những em bé hạnh phúc, thành công.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm