Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lời khích lệ để những cô gái vượt qua ám ảnh ngoại hình

Rabia Chaudry, tác giả của "Fatty Fatty Boom Boom", đã vượt qua nỗi ám ảnh bị chính họ hàng miệt thị ngoại hình, nói rằng vì cô béo nên rất khó lấy chồng.

"Fatty Fatty Boom Boom: A Memoir of Food, Fat, and Family" được đánh giá là cuốn sách mang đến năng lượng tích cực, một lời ủng hộ mạnh mẽ với những cô gái đang phải vật lộn với ám ảnh thừa cân và vấn đề ngoại hình.

Rabia Chaudry, tác giả cuốn sách, là một luật sư kiêm người dẫn chương trình podcast người Mỹ gốc Pakistan.

"Fatty Fatty Boom Boom" là cuốn hồi ký của Chadry về cuộc đấu tranh cá nhân mà cô ví là cuộc chiến suốt đời giữa cô với cân nặng của mình.

Giống như những tác phẩm bàn về "con quỷ bên trong", cuốn sách đi sâu vào thời thơ ấu của tác giả để kể lại những hành vi gây đau đớn cho cả thể xác và tinh thần của cô.

Chaudry kể cô bị nghiện đồ ăn vặt từ khi gia đình cô chuyển từ Pakistan đến Mỹ, nơi được mệnh danh "xứ sở của những món ăn nhanh". Ngay sau khi cai sữa, cô đã quen với việc ăn hàng loạt món ăn nhanh của Arby's, Burger King và Coca Cola...

Năm 2 tuổi, khi về thăm gia đình ở quê hương Lahore, Chaudry rất mũm mĩm. Năm 12 tuổi lúc về lại để tham dự đám cưới của một người dì, họ hàng đã sốc vì cân nặng của cô.

am anh ngoai hinh anh 1

Ám ảnh về cân nặng đã được những người họ hàng khắc sâu vào đầu Chaudry từ khi còn bé.

Trong một xã hội như ở Pakistan, nơi những cô gái thừa cân và da ngăm đen sẽ khó kết hôn, nhiều họ hàng bày tỏ lo lắng về tương lai của cô gái nhỏ. Nhưng Chaudry biết thêm rằng tiêu chuẩn ngoại hình ấy chỉ dành cho phụ nữ.

"Đàn ông trông thế nào cũng được, miễn họ có công việc tốt. Nhưng các cô gái không thể trông xồ xề như phụ nữ trung niên trước khi họ lấy chồng", một ông chú đã giải thích cho Chaudry.

Những bình luận kém duyên của họ hàng về ngoại hình của mình đã khắc sâu vào trí nhớ của cô. Tiêu đề cuốn sách này cũng bắt nguồn từ cách một người họ hàng (cũng thừa cân) gọi cô trong khi dùng bữa sáng.

Nhưng Chaudry rất yêu đồ ăn và không thể nào ghét bỏ chúng. Cô tự xoa dịu cảm xúc của mình bằng đồ ăn, nhưng chúng lại khiến cô tăng cân và cuối cùng ghê tởm bản thân.

Trong cuộc hôn nhân đầu tiên, cô thường xuyên ăn đồ ăn nhanh vì quá bận rộn khi vừa làm một người mẹ, vừa theo học trường luật, còn nấu ăn cho bố mẹ chồng.

am anh ngoai hinh anh 2

Cuốn hồi ký của Chaudry nhận nhiều đánh giá tích cực.

Trong những tháng đầu của cuộc hôn nhân thứ hai nhiều hạnh phúc hơn, Chaudry và chồng đã cùng nhau ăn uống, và họ đều tăng lại số cân đã cố giảm để chuẩn bị cho đám cưới.

Nữ luật sư đã quyết tâm giảm cân, dưới sự hỗ trợ của chồng. Nhưng cô giải thích rằng mong muốn thay đổi diện mạo được thúc đẩy khi cô nhận ra rằng là một phụ nữ cá tính, những kẻ không ưa sẽ lấy ngoại hình của cô ra công kích.

Cô đã tập thể dục, ăn kiêng, thậm chí phẫu thuật cắt dạ dày. Cuối cùng, cô nắm được quyền kiểm soát cơ thể mình thông qua hướng dẫn của một huấn luyện viên cá nhân để xây dựng cơ bắp, chế độ ăn khoa học và tạo mối quan hệ lành mạnh với đồ ăn.

"Fatty Fatty Boom Boom" là dành tặng cho những người đã trải qua cuộc đời bị đánh giá, hoặc tự đánh giá, về ngoại hình của mình. Độc giả sẽ tìm thấy lời an ủi trong câu chuyện của Chaudry.

Thực tế, bạn sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị hơn là chuyện miệt thị ngoại hình trong cuốn sách này. Để bắt đầu, Chaudry gợi ý về nền văn hóa lấy gia đình làm trung tâm ở Pakistan.

Không chỉ là điển hình của một cuốn sách truyền cảm hứng giảm cân, tác phẩm của Chaudry còn là bức "thư tình" gửi đến nền ẩm thực bản địa quê nhà.

Mục lục trong cuốn hồi ký của cô giống như một thực đơn, với các chương được đặt tên theo các món ăn yêu thích của người Pakistan. Một phụ lục cung cấp các công thức nấu ăn yêu thích của cô như bánh roti, chaat, gà biryani, ghee, pakoras, shorba, parathay tươi.

"Bởi vì ai cũng phải ăn, vâng, kể cả người béo... và rất nhiều kỷ niệm đẹp nhất của gia đình tôi xoay quanh thức ăn", cô viết.

Nhà có nhiều cột

Bình đẳng giới không phải là đưa phụ nữ ra khỏi nhà và đẩy đàn ông quay trở lại căn bếp. Xã hội nên là nơi mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào. Mục Đời Sống giới thiệu tới độc giả cuốn Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng. Tác phẩm được hy vọng mang đến cho người đọc những nhận thức cơ bản về vấn đề bình đẳng giới và chất liệu cho các thảo luận về giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

'Bữa tiệc thị giác' qua những trang sách

Dưới đây là những cuốn sách dành cho bất kỳ ai đam mê nghệ thuật, yêu thích thời trang, có hứng thú với lịch sử và văn hóa.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm