Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Luật sư của ông Thăng chờ đợi phần tranh luận

Luật sư cho rằng với vai trò người đứng đầu, ông Đinh La Thăng có dấu hiệu phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

18h ngày 11/1, ngày xử thứ tư vụ án ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm tạm dừng. Ông Thăng bị dẫn giải ra xe đưa về trại giam khi trời đã tối hẳn. Chiếc xe đặc chủng biển số 80B có 5 người ngồi, trong đó có 4 cảnh sát.

Luật sư muốn tranh luận

Trong phiên xử buổi chiều, khi nghe VKS luận tội và đề nghị mức án, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bảo vệ cho bị cáo Thăng) cho rằng thân chủ của mình không thỏa mãn các dấu hiệu chủ quan, khách quan cấu thành tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Thiệp mong muốn được tranh luận với đại diện VKS về quy kết buộc tội cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí.

Luật sư cho rằng VKS gần như chỉ tóm tắt lại cáo trạng, chưa có căn cứ xác đáng. Sai phạm không ở chủ trương của HĐTV Tập đoàn dầu khí về việc chỉ định thầu mà nằm ở việc thực hiện.

Luật sư nói ông Thăng không phải đối tượng được điều chỉnh bởi Luật Đấu thầu, chủ thể nếu sai phạm xảy ra là chủ đầu tư và nhà thầu. “Hành vi người thực hành lại quy kết cho người đứng đầu chịu trách nhiệm chính”, ông Thiệp nói.

Ong Thang khong thoa man dau hieu cau thanh toi co y lam trai anh 1
Bị cáo Đinh La Thăng bị dẫn giải ra xe đưa về trại giam sau ngày xử án thứ tư. Ảnh: Việt Hùng.

Về cáo buộc ông Thăng chỉ đạo ký hợp đồng EPC trái quy định, luật sư cho rằng đối tượng thương thảo, ký kết hợp đồng là PVC và PVPower. Theo luật, HĐQT và Ban tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí không có quyền can thiệp. Thời điểm chỉ đạo tạm ứng 10% giá trị hợp đồng, Cựu Chủ tịch HĐTV PVN không nhận được báo cáo về bất cập của hợp đồng EPC số 33.

Người bào chữa cho ông Thăng dành nhiều thời gian để nói về việc giám định thiệt hại khoản tiền tạm ứng sai mục đích. Ông Thiệp nói có sự mâu thuẫn khi kết giám định thể hiện tiền tạm ứng không sử dụng sẽ không gây hậu quả nhưng số tiền 51 tỷ (trong 119 tỷ đồng thiệt hại) được tính lãi do không sử dụng vào dự án.

Ong Thang khong thoa man dau hieu cau thanh toi co y lam trai anh 2
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp. Ảnh: Việt Hùng.

 Nhận định ông Thăng có vi phạm trong kiểm tra, đôn đốc, thực hiện các Nghị quyết của HĐTV liên quan chỉ định thầu, triển khai dự án, ông Thiệp cho rằng hành vi này có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

“Tôi chờ đợi phần tranh luận”, vị luật sư nói. Về việc nguyên đơn chưa có đơn yêu cầu bồi thường, ông Thiệp nói không thể buộc PVN phải tiếp nhận theo yêu cầu của cơ quan tố tụng.

'Chủ tịch HĐTV không liên quan tạm ứng tiền'

Cùng tham gia bào chữa cho ông Thăng, luật sư Phan Trung Hoài nói để đánh giá khách quan cần xem xét một số vấn đề như bối cảnh xảy ra vụ án. Ông Hoài nói giai đoạn 2008-2011, tài chính PVN gặp khó khăn do khủng hoảng quốc tế tác động đến Việt Nam.

VKS luận tội ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh VKSND Hà Nội đánh giá bị cáo Đinh La Thăng phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại lớn về kinh tế và xã hội.

Luật sư đề nghị cần làm rõ cơ chế đặc thù và sức ép tiến độ tại dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Dù đây là công trình trọng điểm quốc gia được triển khai trong điều kiện cấp bách nhưng luật sư cho rằng ông Đinh La Thăng không chỉ đạo cấp dưới làm trái luật.

Còn năng lực của PVC đã được kiểm nghiệm khi thực hiện một số hợp đồng EPC, xây dựng nhiều nhà máy điện như Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 2. “Việc PVN đề xuất PVC làm tổng thầu nhằm giảm lệ thuộc công ty nước ngoài, tạo công ăn việc làm. Nếu không có năng lực, PVC không thể tiếp tục dự án đến ngày nay”, ông Hoài dẫn chứng việc công ty của Trịnh Xuân Thanh vẫn là tổng thầu EPC nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 với tiến độ đạt hơn 81%.

Luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng cũng đề nghị VKS chỉ ra mức độ giới hạn giữa Chủ tịch HĐTV với Ban giám đốc để xem xét trách nhiệm của thân chủ. “Thẩm quyền Chủ tịch HĐTV không liên quan tạm ứng tiền”, ông Hoài nói.

Ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo bị đề nghị mức án nào?

Đại diện VKSND Hà Nội đề nghị mức án 14-15 năm tù với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh án chung thân. Các bị cáo khác bị đề nghị 30 tháng cho đến 28 năm tù.

Luật sư đề nghị xem xét chuyển tội cho Trịnh Xuân Thanh

17h30, luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh) được HĐXX mời lên trình bày quan điểm. Ông là luật sư cuối cùng phát biểu trong ngày, bào chữa cho thân chủ - người vừa bị VKS đề nghị mức án chung thân cho 2 tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.

Trong phần bào chữa về tội Cố ý làm trái, luật sư dành nhiều thời gian nêu các quan điểm, luận cứ cho rằng kết luận giám định thiệt hại trong vụ án chưa đủ căn cứ pháp lý và đề nghị HĐXX xem xét lại.  

Về cáo buộc Tham ô tài sản, ông Thiệp cho rằng, thân chủ của mình không tham gia bàn bạc, hình thành nguồn tiền.

Ông Thiệp nói trong vụ án này, với trách nhiệm người đứng đầu, ông Thanh có liên đới, phải xem xét trách nhiệm khi đã không sử dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp như ban kiểm soát hay thanh tra để phát hiện sai phạm. Hành vi của ông Thanh là “thiếu trách nhiệm” nên cần phải xem xét ở tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thay vì Tham ô tài sản.

Đề nghị 14-15 năm tù với Đinh La Thăng, chung thân Trịnh Xuân Thanh Ông Đinh La Thăng bị VKS đề nghị mức án 14-15 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, còn ông Thanh mức án chung thân.

Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 14-15 năm tù

Chiều nay, sau 4 ngày xét xử, đại diện VKSND Hà Nội đề nghị mức án với ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù, Trịnh Xuân Thanh án chung thân.




Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm