Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Luật sư vụ AIC mong bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng đặc biệt

Các luật sư cho rằng ông Trần Đình Thành không có quyền hạn quyết định cho Công ty AIC trúng thầu dự án Bệnh viện Đồng Nai. Luật sư mong tòa cho bị cáo hưởng khoan hồng.

Ngày 26/12, phiên tòa xét xử 36 bị cáo trong vụ vi phạm về đấu thầu xảy ra tại Công ty AIC, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và các đơn vị liên quan sang ngày làm việc thứ 5. Các luật sư bào chữa cho bị cáo tiếp tục trình bày quan điểm đối đáp với đại diện VKSND Hà Nội.

Luật sư mong bị cáo được khoan hồng đặc biệt

Hôm 24/12, VKS đề nghị phạt cựu Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành 10-11 năm tù, đề nghị cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái 9-10 năm tù cùng về tội Nhận hối lộ. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty AIC, đang bị truy nã) bị đề nghị tổng hình phạt 30 năm tù về các tội Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. 33 bị cáo còn lại bị đề nghị các mức án từ 30 tháng tù treo đến 27 năm tù.

Đối với bị cáo Trần Đình Thành, VKS cáo buộc sau khi bà Nhàn đặt vấn đề, cựu Bí thư Đồng Nai đã chỉ đạo, tác động đến bị cáo Thái cùng Phan Huy Anh Vũ (cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh) và Bồ Ngọc Thu (cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này) tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng 16 gói thầu mua sắm thiết bị y tế tại dự án Bệnh viện Đồng Nai. Sau đó, ông Thành nhận hối lộ 14,5 tỷ đồng từ bà Nhàn.

Cuu Bi thu Dong Nai anh 1

Ông Thành bị VKS đề nghị 10-11 năm tù. Ảnh: TTXVN.

Bào chữa cho ông Thành, các luật sư đánh giá quá trình tố tụng, cựu Bí thư Đồng Nai đã thành khẩn khai báo việc nhận hối lộ. Tuy nhiên, xét về hoàn cảnh, ông Thành có vai trò là Bí thư Tỉnh ủy, nhưng không có quyền hạn quyết định cho Công ty AIC trúng thầu.

"Về mặt lý thuyết và thực tế, ông Thành không phải chủ thể để thỏa mãn tội Nhận hối lộ", luật sư phân tích và đề nghị tòa sơ thẩm xem xét chuyển tội danh truy tố đối với bị cáo Thành sang tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Xét về nhân thân, các luật sư đưa ra nhiều tình tiết như ông Thành đã cao tuổi, bản thân mắc nhiều bệnh. Ngoài ra, bị cáo đã được cơ quan tố tụng ghi nhận là khắc phục toàn bộ hậu quả. Do đó, các luật sư đề nghị HĐXX xem xét cho ông Thành được hưởng chính sách khoan hồng đặc biệt, rút ngắn thời gian thụ án, sớm trở về đóng góp cho xã hội, giáo dục con cháu đừng đi theo vết xe đổ của mình.

Đề nghị đổi tội danh với cựu giám đốc sở

Bào chữa cho bà Bồ Ngọc Thu, luật sư dẫn quan điểm cho rằng trong vụ án, bị cáo này không có động cơ, mục đích vụ lợi. Điều này thể hiện qua việc cựu Giám đốc Sở KH&ĐT Đồng Nai không bao giờ đặt vấn đề hay gợi ý để bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và phía AIC thỏa thuận lợi ích vật chất.

Đối với việc bị cáo Thu thừa nhận đã nhận một tỷ đồng, luật sư cho rằng số tiền này do phía bà Nhàn chủ động "tặng" bà Thu ở thời điểm bị cáo đang bàn giao công việc, chuẩn bị nghỉ hưu.

Cuu Bi thu Dong Nai anh 2

Trong 36 bị cáo, 8 người bỏ trốn nên HĐXX chỉ định luật sư cho họ. Ảnh: TTXVN.

Còn việc bà Thu ký văn bản trình UBND tỉnh Đồng Nai xin bổ sung nguồn vốn Trung ương từ tháng 7/2010, là nhằm sớm giúp Đồng Nai có một bệnh viện đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hành vi này của bị cáo không liên quan đến quá trình tham gia dự thầu, đấu thầu của Công ty AIC. Luật sư nêu quan điểm hành vi của bà Thu là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, không phải lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ như cáo trạng truy tố.

Còn luật sư của bị cáo Lê Thị Bích Thủy (cựu Giám đốc Công ty TNT) có quan điểm cho rằng trong vụ án, TNT của bà Thủy không nằm trong hệ sinh thái AIC của bà Nhàn. Khi giao dịch với phía bà Nhàn, bị cáo Thủy chỉ có mong muốn duy nhất là bán được hàng. Luật sư ghi nhận VKS nhận định hành vi của bị cáo Thủy là đồng phạm giúp sức, song đánh giá với vai trò của bà Thủy không đáng kể.

Ngoài ra, người bào chữa cho bà Thủy đánh giá VKS đề nghị áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội 2 lần trở lên” đối với bị cáo này, là chưa phù hợp. Quá trình xét xử, bà Thủy đã ăn năn hối cải, tự nguyện nộp lại toàn bộ số tiền lợi nhuận chênh lệch do bán thiết bị vào dự án.

Cũng theo luật sư, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, bà Thủy và nhiều nhân viên Công ty TNT đã hỗ trợ tài chính, trao tặng nhiều máy móc, thiết bị y tế cho nhiều đơn vị. Hiện, người con thứ 4 mới 4 tuổi của bị cáo có biểu hiện rối loạn tâm lý, cần sự chăm sóc của mẹ. Luật sư cho rằng đây là những tình tiết cần được HĐXX xem xét để cho bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng, cho bà Thủy hưởng mức án treo.

Để hiểu hơn về Bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự, 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật hình sự hay những quy định về phạt tiền, khiếu nại, tố cáo… mời độc giả của Zing truy cập Tủ sách Pháp luật.

Cảnh sát dẫn giải cựu bí thư, chủ tịch Đồng Nai đến tòa Sáng 21/12, hàng chục ôtô đưa 28 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty AIC và các đơn vị liên quan đến TAND Hà Hà Nội.

Để hiểu hơn về Bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự, 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật hình sự hay những quy định về phạt tiền, khiếu nại, tố cáo… mời độc giả của Zing truy cập Tủ sách Pháp luật.

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị 30 năm tù

VKS xác định bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo các bị cáo là nhân viên dưới quyền thực hiện quy trình 70 bước để thông thầu, gian lận đấu thầu, gây thiệt hại trên 152 tỷ đồng.

VKS nêu căn cứ buộc tội cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn

VKS xác định bà Nhàn đã chỉ đạo các bị cáo là nhân viên dưới quyền thực hiện quy trình 70 bước để thông thầu, gian lận thầu. Hậu quả gây thiệt hại cho Nhà nước trên 152 tỷ đồng.

Hoàng Lam - Hồng Hạnh

Bạn có thể quan tâm