Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lướt mạng quá nhiều, giới trẻ không khác gì 'bị đầu độc'

Chứng biếng ăn, tự làm hại bản thân và tự tử ở nhiều người trẻ là bằng chứng cho sự nguy hiểm của việc tiếp xúc với nội dung độc hại từ mạng xã hội, theo New York Post.

Công ty Meta đang phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện xoay quanh cáo buộc Instagram gây nên chứng rối loạn ăn uống, trầm cảm và thậm chí tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Các chuyên gia cho rằng những lý lẽ hoàn toàn mới được đưa ra trong các vụ kiện có thể đe dọa đến đế chế mạng xã hội của Mark Zuckerberg.

Bằng chứng chủ yếu tới từ việc Frances Haugen, cựu nhân viên công ty, tiết lộ các tài liệu nội bộ của Meta cho thấy Instagram gây ra sự bất mãn về cơ thể và các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần cho nhiều thanh thiếu niên.

nan nhan cua mang xa hoi anh 1

Những tố cáo về ảnh hưởng tiêu cực mạng xã hội từ một cựu nhân viên của Meta gây chấn động dư luận.

Những thông tin bị rò rỉ cung cấp bằng chứng về việc Meta nhận thức rõ các sản phẩm của mình đang làm tổn thương trẻ em nhưng đã chọn đặt sự phát triển và lợi nhuận lên trên sự an toàn. Snapchat và Tik Tok cũng là những tác nhân bị liệt kê trong các vụ kiện với cáo buộc tương tự, rằng dù biết về những tác hại chết người, các nền tảng này vẫn thúc đẩy những nội dung gây hại.

“Tại sao lại có thể cho phép một công ty với những sản phẩm độc hại nguy hiểm tới mức này tiếp cận trẻ em mà lại không bị trừng phạt? Những thứ này đang gây hậu quả trầm trọng lên trẻ em”, Matthew Bergman, người sáng lập Trung tâm Luật dành cho nạn nhân của mạng xã hội, đại diện đệ đơn hơn một nửa số vụ kiện, chia sẻ.

Trở ngại đến từ luật pháp

Bergman phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn do những quy định của Điều 230 Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp. Đạo luật này bảo vệ phần lớn công ty truyền thông xã hội khỏi những vụ kiện tụng tương tự. Tuy nhiên, những thông tin liên quan đến gia đình nạn nhân Haugen đưa ra đã giúp ông xây dựng được chiến lược pháp lý mới với hy vọng rằng sẽ buộc Meta phải thay đổi.

nan nhan cua mang xa hoi anh 2

Các công ty công nghệ đã thành công lợi dụng kẽ hở của luật pháp để trốn tránh trách nhiệm và tiếp tục kiếm tiền dựa trên những nội dung xấu độc.

Meta và nhiều công ty công nghệ khác đã chống lại các vụ kiện trong nhiều năm thông qua những nội dung của Điều 230. Thông qua việc cấp quyền tự do ngôn luận cho người dùng Internet, nó bảo vệ các nền tảng web khỏi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do bên thứ ba đăng tải.

Nhưng Bergman đưa ra lập luận rằng từ những gì Haugen tiết lộ, vấn đề với Instagram không chỉ là việc các bên thứ ba đăng nội dung có hại lên ứng dụng mà là thiết kế của Instagram có thể cố ý định hướng người dùng dễ bị tổn thương đến nội dung đó. Bởi vậy, trong trường hợp này, Điều 230 không đủ để bảo vệ Meta.

“Chúng tôi tin rằng khi tấn công vào nền tảng như một sản phẩm, điều đó sẽ khác với nội dung mà Điều 230 hướng tới. Điều luật này là một rào cản luôn được nhìn nhận một cách nghiêm túc và chúng tôi tin rằng có một lý thuyết pháp lý khả thi để vượt qua nó”, Bergman cho biết.

Hiện, Meta vẫn chưa đáp trả lại bất cứ yêu cầu bình luận nào.

Những hậu quả nghiêm trọng từ mạng xã hội

Trong những vụ kiện được đệ đơn, có trường hợp một bé gái ở bang Louisiana (Mỹ), tên Englyn Roberts, đã tự tử vào năm 2020 ở tuổi 14.

Theo đơn kiện được đệ trình vào tháng 7 tại tòa án liên bang San Francisco, cha mẹ của Roberts không biết rằng con mình đã bị Instagram, Snapchat và TikTok tấn công bằng những hình ảnh và video có hại về nội dung bạo lực, tự làm hại bản thân thậm chí là tự sát, trong thầm lặng.

Càng tương tác với những nội dung đó, các ứng dụng sẽ càng đề xuất nhiều nội dung tương tự khiến cho cô bé bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn. Roberts bắt đầu chia sẻ những video tự làm đau mình cho bạn bè. Theo ảnh chụp màn hình trong hồ sơ tòa án, trong số video còn có cái về một phụ nữ treo cổ tự tử bằng dây nối từ cửa nhà đăng vào tháng 9/2019.

Tháng 8/2020, Roberts bắt chước video và sử dụng dây nối để treo cổ mình lên cửa. Cha mẹ phát hiện em vài giờ sau đó và đưa đến bệnh viện nhưng Roberts đã ra đi vài ngày sau khi điều trị.

Khoảng một năm sau cái chết của Roberts, cha em đọc được bài báo về việc Frances Haugen tiết lộ về tác hại của Instagram. Sau đó, ông lục soát điện thoại cũ và các tài khoản mạng xã hội của con gái mình và phát hiện ra các bài đăng cùng với tin nhắn của con về việc tự tử.

Nội dung trong đơn kiện có ghi: “Tháng 9/2021, cái chết của Roberts đã được làm rõ. Sự việc là kết quả của chấn thương tâm lý do nghiện sử dụng Instagram, Snapchat và TikTok”.

“Meta nên cảm thấy lo lắng về điều này. Các lý do cho quyền miễn trừ theo Điều 230 đều không có cơ sở đối với vụ kiện của Spence. Nếu người thụ hưởng chính của biện pháp bảo vệ theo Điều 230 là người dùng Internet, thì theo đó, các nền tảng mạng xã hội không được phép sử dụng quyền miễn trừ của điều luật này với những tác hại mà nền tảng trực tiếp gây ra cho người dùng”, theo Giáo sư Wayne Unger của Trường Luật Gonzaga.

Cố tình tạo điều kiện cho nội dung độc hại

Trước khi chuyển sang các vụ kiện trên mạng xã hội vào năm 2021, Bergman từng đại diện cho các nạn nhân nhiễm độc tính của Amiăng.

“Đối với tôi, về cơ bản, đây là điều mà tôi đã thấy cả trăm lần từ ngành công nghiệp sử dụng Amiăng. Cả nhà sản xuất Amiăng và Meta đều đang cố ý tạo điều kiện cho những chất độc”.

nan nhan cua mang xa hoi anh 4

Các công ty vẫn tiếp tục tạo điều kiện và khai thác lợi ích từ những sản phẩm mà họ biết rõ sẽ gây hại cho người dùng.

Trong số các nạn nhân của mạng xã hội mà công ty Bergman đại diện còn có hai thiếu niên khác, một người từ bang Louisiana và một người từ bang Wisconsin. Tất cả đều tự tử sau khi bị lôi kéo trên các ứng dụng mạng xã hội.

Cùng với đó là đơn kiện do một người mẹ ở bang Connecticut đệ trình, cáo buộc rằng con gái của cô đã tự sát khi mới 11 tuổi do ám ảnh với mạng xã hội và gặp trở ngại bởi các video khiêu dâm từ người lạ. Bé gái thậm chí còn quay lại cảnh mình uống những viên thuốc đã dẫn tới cái chết của em sau đó.

Ngoài ra, còn có các vụ kiện khác, tuy không gây hậu quả chết người, nhưng những nạn nhân được biết đang mắc chứng biếng ăn trầm trọng, chấn thương tinh thần hoặc những tổn hại khác do sử dụng mạng xã hội.

Tội ác của những kẻ phát tán ảnh riêng tư và bán thông tin trên mạng

Ở Singapore, có một nhóm những kẻ chuyên lan truyền thông tin, hình ảnh riêng tư của người khác trên mạng, hay còn gọi là hành vi doxxing.

Bình Nhi

Ảnh: New York Post

Bạn có thể quan tâm