Con người vẫn luôn mắc phải những lỗi lầm quen thuộc, hết lần này cho tới lần khác dù biết rõ về chúng. Ảnh: Karolina Grabowska/Pexels. |
Mọi người đều đồng ý rằng việc đặt tay lên bếp nóng sẽ bị bỏng, do đó sẽ khó lặp lại sai lầm này. Đó là bởi vì dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ, bộ não của chúng ta tạo ra phản ứng đe dọa đối với các kích thích gây đau đớn về mặt thể chất.
Tuy nhiên, khi nói đến suy nghĩ, con người vẫn thường lặp lại sai lầm. Ví dụ, bạn thường xuyên trễ hẹn, bỏ dở công việc, hay đánh giá người khác dựa trên ấn tượng đầu tiên... Đây đều là những sai lầm quen thuộc, được lặp đi lặp lại nhiều lần dù bạn biết nó không đúng.
Nguyên nhân được chỉ ra là khi bộ não xử lý thông tin và tạo ra các khuôn mẫu, các mẫu này về cơ bản là các "phím tắt" giúp con người đưa ra quyết định. Tuy nhiên, những "phím tắt" này (hay còn gọi là kinh nghiệm) cũng có thể khiến chúng ta lặp lại lỗi của mình.
Một vòng luẩn quẩn
Theo GS Pragya Agarwal, Đại học Loughborough (Anh), con người có xu hướng chú ý đến những thứ đang lặp lại (cho dù có bất kỳ khuôn mẫu nào hay không), lưu giữ bộ nhớ bằng cách khái quát hóa và sử dụng.
Ngoài ra, từ những dữ liệu thiếu liên kết và nhận thức theo "phím tắt", con người tạo ra một phiên bản mà mình muốn tin vào. Điều này giúp chúng ta kết nối và lấp đầy hiểu biết của mình.
Cuối cùng, bộ não của con người cần rất nhiều nỗ lực nhận thức để thay đổi thói quen và những kinh nghiệm mà chúng đã tạo ra. Và do đó, con người có nhiều khả năng lặp lại những sai lầm cũ, ngay cả khi biết rõ chúng không đúng.
Điều này được gọi là thiên kiến xác nhận - xu hướng xác nhận những gì chúng ta tin tưởng, thay vì thay đổi suy nghĩ để kết hợp thông tin và ý tưởng mới.
Ngoài ra, con người thường triển khai hành động một cách bản năng khi đưa ra phán đoán và quyết định trong các tình huống mới - một kiểu suy nghĩ tự động dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ.
Một thí nghiệm đã chỉ ra khi mọi người được nhắc nhở về những thành công của họ trong quá khứ, họ có nhiều khả năng sẽ lặp lại những hành vi đó.
Nhưng khi nhận thức được thất bại trong quá khứ, con người sẽ ít có khả năng thay đổi khuôn mẫu hành vi dẫn đến thất bại. Vì vậy trên thực tế, chúng ta vẫn có khả năng lặp lại hành vi đó.
Đó là bởi khi nghĩ về những thất bại trong quá khứ, con người có thể cảm thấy thất vọng. Trong những khoảnh khắc đó, chúng ta có nhiều khả năng thích những hành vi khiến bản thân cảm thấy thoải mái và quen thuộc.
Ngay cả khi chúng ta suy nghĩ cẩn thận và chậm rãi, bộ não vẫn thiên về thông tin và khuôn mẫu mà con người đã sử dụng trong quá khứ, bất kể điều này có thể dẫn đến sai sót. Đây được gọi là định kiến quen thuộc.
Con người có thể học hỏi từ những sai lầm. Tuy nhiên, chất lượng những thông tin học hỏi được rất thấp. Trên thực tế, nếu chúng ta mắc lỗi, độ lệch tần số khiến chúng ta có khả năng lặp lại hành vi sai lầm bất cứ khi nào thực hiện lại nhiệm vụ đó.
Điều đó nghĩa là bộ não bắt đầu giả định những lỗi đã mắc phải trước đây chính là cách để thực hiện một nhiệm vụ. Điều đó tạo ra một lộ trình sai lầm theo thói quen.
Vì vậy, càng lặp lại những hành động giống nhau, chúng ta càng có nhiều khả năng đi vào con đường sai lầm. Dần dần, nó ăn sâu đến mức trở thành một tập hợp các "phím tắt" nhận thức vĩnh viễn trong não bộ.
Khi càng cảm thấy tội lỗi và xấu hổ, đồng thời cố gắng che giấu lỗi lầm của bản thân, chúng ta càng có nhiều khả năng lặp lại chúng. Ảnh minh họa: Pexels. |
Kiểm soát nhận thức
Con người có một khả năng khắc phục các "phím tắt", đó là kiểm soát nhận thức. Các nhà khoa học xác định hai vùng não có tế bào giám sát lỗi. Nó nằm ở vỏ não trước, là một phần của chuỗi các bước xử lý (từ tái tập trung đến học hỏi từ những sai lầm).
Hiện tại, các nhà khoa học đang khám phá xem liệu hiểu rõ hơn về điều này có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị và hỗ trợ tốt hơn cho bệnh Alzheimer hay không.
Tuy nhiên, ngay cả khi chưa hiểu hết về các quá trình não bộ liên quan đến kiểm soát nhận thức, con người vẫn có thể làm những cách đơn giản hơn để hạn chế lặp lại sai lầm.
Thứ nhất, bạn nên thoải mái hơn với việc phạm lỗi sai. Thực tế, đó là cách tích cực để tiến về phía trước. Con người có thói quen coi thường những thất bại và sai lầm. Do đó, chúng ta có thể cảm thấy xấu hổ vì những sai lầm của mình và cố gắng che giấu chúng.
Khi càng cảm thấy tội lỗi và xấu hổ, đồng thời cố gắng che giấu lỗi lầm của bản thân, chúng ta càng có nhiều khả năng lặp lại chúng. Ngược lại, khi cảm thấy không quá thất vọng về bản thân, con người có nhiều khả năng tiếp nhận thông tin mới tốt hơn để giúp sửa chữa sai lầm.
Ngoài ra, việc thừa nhận những thất bại của mình và tạm dừng để xem xét lại có thể giúp chúng ta giảm bớt sự thiên vị về tần suất. Điều này khiến chúng ta ít có khả năng lặp lại sai lầm của mình và củng cố bản thân.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.