Tàu ngầm Titan mất tích ở Đại Tây Dương. Ảnh: Reuters. |
Sau vụ tàu ngầm Titan của OceanGate mất tích khi đang chở khách tham quan xác tàu Titanic, du lịch mạo hiểm được chú ý trở lại. Đây là một ngành kinh doanh trị giá hàng tỷ USD, trong đó những khách hàng giàu có có thể thám hiểm đỉnh núi cao nhất, những vùng cực và thậm chí cả ngoài vũ trụ.
Những cuộc phiêu lưu đã có từ thế kỷ thứ 15-18 với các nhà thám hiểm Columbus, da Gama và Magellan. Nhưng lúc này, chỉ một nhóm rất nhỏ yêu thích việc khám phá các vùng đất mới.
Nhưng ngày nay, với sự phát triển công nghệ nhanh chóng, các cuộc phiêu lưu được thúc đẩy đến tầm cao mới. "Vào năm 2023, bất kỳ ai có đủ thời gian, tiền bạc và được đào tạo đều có thể coi mình là một 'nhà thám hiểm'", theo Telegraph.
Lý do
Điểm đến của tàu ngầm Titan là nơi xảy ra vụ đắm tàu nổi tiếng nhất trong lịch sử, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.
Thám hiểm địa điểm như vậy là một phần của các hiện tượng thường được gọi là "dark tourism" (tạm dịch: du lịch đen tối).
Ground Zero. J. John Lennon, giáo sư du lịch tại Đại học Glasgow Caledonian, ở Scotland, người đã đặt ra thuật ngữ này cùng một đồng nghiệp, cho biết du lịch đen tối mang lại "một điểm chung mà tất cả chúng ta đều đồng nhất, đó là sự sụp đổ".
"Sự sụp đổ đó dường như đầy sức mê hoặc đối với nhiều người trong chúng ta".
Quang cảnh thám hiểm Titanic từ tàu ngầm Titan của OceanGate. Ảnh: Telegraph. |
Ngoài ra, hầu hết không đủ khả năng chi trả cho một chuyến thám hiểm trị giá 250.000 USD hoặc bất kỳ hình thức du lịch nào khác phổ biến với giới siêu giàu. Chính vì vậy, bay vào vũ trụ, chinh phục đỉnh Everest hay khám phá đại dương đã trở thành biểu tượng địa vị.
"Đó là cảm giác bạn có thể tiến một bước xa hơn đám đông, bạn có thể làm điều gì đó táo bạo, hấp dẫn và bí mật hơn so với những người khác", giáo sư Lennon nói với The Atlantic.
Còn Sir Richard Branson, tỷ phú nổi tiếng với những chuyến phiêu lưu bằng khinh khí cầu, cho biết: "Trở thành một nhà thám hiểm cho tôi cảm giác được sống".
Chi phí
Một trong những công ty đầu tiên biến khách du lịch thành những nhà thám hiểm là Explore Worldwide. Ra mắt vào năm 1981, ngày nay, công ty cung cấp hơn 400 chuyến du lịch theo nhóm ở mọi nơi trên hành tinh.
Vài năm sau, các đối thủ cạnh tranh với Explore Worldwide cũng xuất hiện như Intrepid (1989), G Adventures (1990).
Hiện tại, các công ty du lịch mạo hiểm cung cấp nhiều gói thám hiểm như leo núi Everest, ngắm núi lửa đang hoạt động, khám phá các vùng cực, tham quan đáy đại dương...
Một số tiến xa hơn với các dự án ngoài Trái Đất.
Cách đây nửa thế kỷ, doanh nhân Barron Hilton đã nêu ý tưởng về một "khách sạn trên Mặt Trăng". Hiện tại, chúng ta đang chứng kiến cuộc chạy đua vào không gian giữa Jeff Bezos, Elon Musk và Richard Branson, các tỷ phú đều có mục tiêu đưa khách hàng trả tiền ra khỏi quỹ đạo Trái Đất trong những năm tới.
Tàu vũ trụ SpaceX Dragon đi qua Dubai. Ảnh: ESA. |
Leo núi Everest (chi phí: 27.000-82.000 USD): Từ những năm 1980-1990, Adventure Consultants và Mountain Madness bắt đầu bán các chuyến đi thương mại lên đỉnh núi.
Hành trình đến Nam Cực (chi phí 5.500 USD): Số lượng khách du lịch trong các chuyến thám hiểm đến Nam Cực đã tăng từ 6.500 vào năm 1993 lên 56.000 vào năm 2019, lên khoảng 100.000 trong giai đoạn 2022-2023.
Du hành vũ trụ (chi phí: 47 triệu USD): Kể từ khi doanh nhân người Mỹ Dennis Tito trả 20 triệu USD cho một chỗ ngồi trên tên lửa tới Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2001, gói du lịch mạo hiểm này trở nên phổ biến trong giới siêu giàu. Ba người đàn ông giàu bậc nhất thế giới, Jeff Bezos (Blue Origin), Elon Musk (SpaceX) và Richard Branson (Virgin Galactic) đã tham gia cuộc đua đưa những khách hàng trả tiền đầu tiên vào vũ trụ.
Thám hiểm đại dương (chi phí: 213.000-750.000 USD): Sau chuyến thám hiểm đáy Thái Bình Dương thành công của Jacques Piccard và Don Walsh vào năm 1960, gói du lịch mạo hiểm khám phá đại dương bắt đầu xuất hiện. Công ty Eyos Expeditions đã niêm yết vé thám hiểm bằng tàu lặn với giá 750.000 USD. Xác tàu Titanic được phát hiện ở giữa Đại Tây Dương vào năm 1985 và Oceangate đã thực hiện chuyến thám hiểm thành công đầu tiên tới địa điểm này vào năm 2021.
Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.