Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do người uống rượu mãi không say, người vài ngụm đã 'gục'?

Giới tính, di truyền hay các yếu tố sinh học được cho là liên quan đến "tửu lượng" của một người.

Một số người đã sớm "gục" khi chỉ uống một ngụm bia hoặc rượu. Ảnh: Pexels.

Khả năng hấp thụ rượu hay "tửu lượng cao" được dùng để nói đến những người có thể uống rượu bia nhiều hơn trước khi cảm thấy ảnh hưởng của cồn so với những người khác, Peter Martin, Giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Mỹ, nói.

Theo ông Martin, giới tính và trọng lượng cơ thể ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng dung nạp rượu của một người. Đàn ông thường uống được nhiều hơn phụ nữ trước khi say, tương tự với những người có vóc dáng to lớn so với người vóc dáng nhỏ hơn.

Một số người cho rằng nó liên quan đến các enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa rượu; những người khác lại nói có nhiều tác động khác nhau lên sự dẫn truyền thần kinh trong não, theo Huffpost.

Một quan điểm khác được cho là bộ não của những người tửu lượng cao thường sẽ không nhận những tín hiệu như “đừng uống nữa”.

Brad Uren, trợ lý giáo sư y học cấp cứu tại Đại học Michigan, Mỹ, cho biết quá trình chuyển hóa của rượu gồm nhiều bước.

“Phần lớn rượu khi vào trong cơ thể ban đầu được chuyển hóa bởi enzyme alcohol dehydrogenase thành một hợp chất gọi là acetaldehyde. Hợp chất này tiếp tục được chuyển hóa bởi enzyme khác là aldehyde dehydrogenase”, ông nói.

Ở một số người, cơ thể họ có thể bị thiếu enzyme aldehyde dehydrogenase. Điều này có nghĩa là chất acetaldehyde sẽ không được chuyển hóa tốt, và sự tích tụ acetaldehyde cao trong máu sẽ dẫn đến biểu hiện đỏ da, hoặc có những triệu chứng liên quan đến “dư vị sau cơn say” (hangover).

Những người châu Á thường bị thiếu loại loại enzyme chuyển hóa acetaldehyde, ông Uren cho biết thêm. Ngoài ra, tửu lượng có thể tăng lên khi uống bia rượu thường xuyên, khi cơ thể sẽ thích ứng với việc sử dụng bia rượu, dẫn đến quá trình chuyển hóa cồn nhanh hơn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý tửu lượng cao không phải lúc nào cũng là điều tốt. Khó say hơn có thể khiến cơ thể không cảm nhận được đầy đủ sự tác động của rượu bia đến các giác quan, chẳng hạn nghĩ rằng vẫn đủ tỉnh táo để có thể lái xe.

Người khó say cũng nhiều khả năng sẽ không lường trước được những ảnh hưởng lâu dài của việc uống quá nhiều.

“Những người có tửu lượng cao, nghĩ rằng mình có thể uống nhiều hơn, sẽ dễ mắc chứng nghiện rượu”, ông Martin nói.

Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.

Chuyện gì xảy ra khi chỉ uống bia mà không ăn uống?

Một người uống rượu bia trong tình trạng "chiếc bụng đói" có thể nhanh say hơn, cũng như tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm