Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do nhiều bạn trẻ phải gác lại cái Tết sum vầy

Không ít bạn trẻ xa quê phải bỏ lỡ phút giây giao thừa đầm ấm bên gia đình vì những lý do khác nhau.

Tết là dịp mọi người trở về với mái ấm của mình. Nhưng không phải ai cũng may mắn đón một cái Tết sum vầy. Vì nhiều lý do, những cái Tết phải xa nhà đã trở nên quen thuộc với họ.

Tranh thủ làm thêm dịp Tết

 Tết là thời điểm “bội thu” của dịch vụ ăn uống, giải trí. Do vậy, các nhà hàng và địa điểm vui chơi đều khai trương sớm hoặc hoạt động xuyên Tết để phục vụ khách hàng. Lực lượng lao động trong thời điểm nghỉ lễ thường thiếu hụt, nên nhu cầu tìm người làm thời vụ tăng cao. Hơn nữa, làm thêm ngày Tết được trả thù lao cao hơn so với ngày thường. Đó là lý do mà nhiều bạn trẻ chấp nhận không về quê để ở lại thành phố tranh thủ kiếm thêm thu nhập.

Nhiều bạn trẻ phải gác lại cái Tết sum vầy bên gia đình để tranh thủ làm thêm dịp Tết.

“Cuối năm sinh viên rất dễ kiếm việc và có thu nhập cao. Chịu khó làm trong những ngày Tết, mình có thể tự trang trải học phí. Lương mấy ngày này cũng bằng gần tháng lương đi làm thêm nên đành xa nhà”, một sinh viên Đại học Luật Hà Nội, quê Bắc Giang chia sẻ.

Chi phí quá cao

 Làm lụng vất vả cả năm và cố gắng dành dụm tiền bạc, nhưng với nhiều người, tấm vé về quê vẫn là chi phí quá lớn mà họ không sẵn sàng chi trả. Phí đi lại, quà tặng và trăm thứ không tên khác trở thành gánh nặng kinh tế, khiến hành trình về quê trở nên đắt đỏ. Thế nên, sinh viên hay người lao động có gia cảnh khó khăn đành chấp nhận đón Tết xa quê, tự nhủ rằng: “Không về thì gửi tiền cho ba mẹ được nhiều hơn chút đỉnh”, “Thôi để năm sau về cũng được”…

Hạnh phúc của những người xa quê là được lên xe về nhà đón Tết.

Những cái Tết của du học sinh

Mỗi khi Tết đến, dù không được nghỉ học hay bận rộn thi cử, làm thêm, các du học sinh lại bên nhau làm mâm cỗ đón giao thừa. Ngoài bánh chưng, giò chả, nem rán..., một số bạn khéo tay làm cả cành đào giả, câu đối, thắp hương trầm. Song dường như với những người trẻ xa xứ, nỗi nhớ quê hương chẳng thể nguôi ngoai mỗi độ Tết về.

Sinh viên tập trung để về quê dịp Tết. Đây là mơ ước của không ít du học sinh ngày cuối năm.

“Vào giờ giao thừa ở Việt Nam, mình thường hay gọi điện về nhà. Cố gắng kìm nén như thế nào mình cũng khóc. Mặc dù ở đây nhiều người, có khi bữa tiệc còn đầy đủ món ăn Việt Nam hơn cả khi ở nhà, nhưng cảm giác không giống như ở nhà, càng tưng bừng càng cảm thấy buồn và nhớ nhà. Những lúc như thế, mọi người lại động viên nhau cố gắng nhìn về tương lai. Đó cũng là cách du học sinh tự an ủi mỗi khi Tết đến”, Hoàng Minh Ngọc, Đại học Konkuc, Hàn Quốc tâm sự.

Niềm vui Tết sum vầy là mơ ước của nhiều người xa quê.

Có vô vàn lý do khiến những bạn trẻ không được ở bên gia đình trong ngày Tết. Tuy vậy, dù bất cứ hoàn cảnh nào, các bạn đều xứng đáng về nhà, bởi Tết chỉ vui khi trọn sum vầy. Hiểu được điều này, nhân dịp Tết Bính Thân 2016, nhãn hàng Pepsi thuộc Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam dành tặng món quà ý nghĩa là hàng nghìn vé xe về quê cho những người có hoàn cảnh khó khăn qua chương trình “Chuyến xe mùa xuân -Tết sum vầy”.

Pesi

mang đến cho sinh viên, người lao động khó khăn cái Tết sum vầy.

Các chuyến xe đã lăn bánh từ ngày 30/1, ngay trong ngày đã đưa 2.500 sinh viên từ TP HCM về các tỉnh miền Tây và miền Trung đón Tết. Sau đó, trong ngày 31/1, 21 chuyến xe xuất phát từ Hà Nội đi Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Ninh…; 12 xe từ Đà Nẵng (Khu F - ĐH Bách khoa, 54 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu) đi Thanh Hóa, Bình Định, Hà Tĩnh… Cuối cùng, vào 16h ngày 2/2, 27 xe từ TP HCM đưa đoàn công nhân về Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình... Tổng cộng, 5.781 ước mơ sum vầy đã thành hiện thực.

Giang Minh Nguyệt

Bạn có thể quan tâm