Theo GS.TS Natalie Gwyn tại Đại học Walden (Mỹ), đối với một số trẻ, cảm giác buồn chán khi đến trường không thường xuyên xảy ra. Nhưng với một số trẻ khác, đó có thể là cảm xúc diễn ra thường xuyên. Sự chán ghét trường học có thể gây đau khổ, thất vọng hoặc khiến các em thờ ơ với việc học, thậm chí từ chối đến trường. Dưới đây là một số nguyên nhân làm trẻ chán trường học, theo bà Natalie Gwyn. |
Lý do đầu tiên là trẻ cảm thấy trường học không đủ thách thức. Vấn đề này thường thấy ở những đứa trẻ thiên tài, có thiên phú học tập. Do quá giỏi, các em thường thấy chương trình học ở trường rất chán, không theo kịp sở thích cá nhân. Dù vẫn có thể đạt điểm cao, nhưng những đứa trẻ này sẽ có xu hướng cẩu thả khi làm bài, ít dành thời gian học tập trong khi các em có thừa khả năng để làm điều đó. |
Thứ hai là trẻ không có đủ động lực để học hỏi những điều mới mẻ. Có thể các em không cảm nhận được mối liên hệ giữa cuộc sống và những điều đang học, thậm chí thấy mất kết nối với giáo viên, bạn bè và những môn được học ở trường. Trong một số trường hợp, việc thiếu động lực học có thể gắn liền với cảm giác rằng trẻ cảm thấy những điều các em đang học không quan trọng, quá trình học tập cũng không mang lại ý nghĩa hay sự thay đổi nào đối với cuộc sống. |
Một lý do khác là có thể trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Khi trẻ không muốn tới trường, đôi khi có thể vấn đề bắt nguồn từ việc các em gặp vấn đề ở nhà như cha mẹ ly hôn, phải chuyển nhà, căng thẳng tài chính, người thân qua đời... Ngoài ra, các em có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Những vấn đề này đều có thể góp phần làm trẻ mất hứng thú với trường học, theo Parents. |
Theo chuyên viên xã hội lâm sàng Tameko Hairston-Piggee, những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc kết nối với bạn bè, giáo viên cũng có thể cảm thấy chán ghét trường học vì chuyện đó khiến các em cảm thấy bị cô lập hoặc không thuộc về trường lớp. "Với mọi đứa trẻ, mục tiêu là xây dựng các mối quan hệ tích cực trong và ngoài lớp học, tạo ra một môi trường hỗ trợ lẫn nhau. Nếu chuyện đó không xảy ra, trẻ có thể rơi vào cảm giác thờ ơ với trường học", bà Hairston-Piggee nói. |
Nhìn chung, không phải tất cả học sinh đều có kỹ năng giống nhau để thành công trong lớp học. Những kỹ năng đó bao gồm kỹ năng học tập, kỹ năng phát triểm cảm xúc xã hội, kỹ năng về thể chất, kỹ năng trải nghiệm thực tế... Một số trong đó có thể chưa phát triển ở một số trẻ vì nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, là người lớn, cha mẹ cần phát hiện sớm vấn đề này ở con để có thêm hướng dẫn hoặc đáp ứng những mong đợi để con phát triển hứng thú học tập và có động lực trở lại trường học. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.