Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do nhiều người ở Tuyên Quang đau bụng dai dẳng

Trong một số trường hợp, người bệnh nhiễm ký sinh trùng từ chó mèo có thể xuất hiện hiện tượng đau bụng mãi không khỏi.

Một bệnh nhân đau bụng lâu ngày không khỏi được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: BVCC.

Thời gian gần đây, khoa Nội Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, liên tục tiếp nhận rất nhiều trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân. Các bệnh nhân cho biết đã tự uống thuốc đỡ được vài ngày nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn sau đó.

Sau khi trao đổi riêng với bác sĩ, người bệnh được chỉ định đi làm xét nghiệm giun đũa chó mèo và nhận kết quả dương tính.

Bác sĩ Nguyễn Phạm Minh Trang, khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, khuyến cáo bệnh giun đũa chó mèo (Toxocara) rất phổ biến ở Việt Nam vì nhiều gia đình nuôi chó, mèo nhưng điều kiện vệ sinh, môi trường lại không đảm bảo. Giun đũa chó có thể để lại bệnh ở các nội tạng nhất là ở da, cơ, gan, thận, mắt, não và thần kinh…

Các gia đình có nuôi chó, mèo, cần tẩy giun định kỳ cho chó, mèo để hạn chế lây lan sang người.

Chó, mèo con có thể nhiễm giun từ mẹ trước hoặc sau sinh, qua đường sữa. Riêng chó con thường đào thải trứng nhiều trong môi trường. Do đó, chó, mèo con cần tẩy giun liều đầu tiên ngay khi mới sinh ra 2-3 tuần tuổi, tẩy 3 lần cách nhau mỗi 2 tuần và sau đó nhắc lại 6 tháng một lần.

Chó mèo trưởng thành cũng cần dùng thuốc chống giun dự phòng định kỳ, kể cả chó con và chó cái mang thai để hạn chế lan truyền bệnh.

Các gia đình cần vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Phân thú cưng cần được thu dọn và loại bỏ ngay để ngăn ngừa lây nhiễm trứng giun, sán.

Mọi người cần rửa sạch tay sau khi sờ hay chơi với vật nuôi trong nhà hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi nguy cơ nhiễm. Gia đình cần xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống chín.

Các trường hợp có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với chó/mèo hoặc các yếu tố nguy cơ, nếu thấy có triệu chứng như sốt, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, nổi ban… cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có hướng điều trị tốt nhất.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

WHO thông báo virus cúm gia cầm xuất hiện trong sữa

Thông báo của WHO gần đây cho biết virus cúm gia cầm H5N1 được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa động vật nhiễm bệnh.

Linh Thuỳ

Bạn có thể quan tâm