Con của bạn có bị ốm quá thường xuyên không? Trẻ nghỉ học có phải vì sức khỏe yếu không? Con có thường xuyên bị các triệu chứng giống cảm cúm, trong đó một số dấu hiệu như ho rất lâu mới khỏi?
Nếu đúng như vậy, bạn không đơn độc. Chúng ta đều biết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa, thương hàn, sốt rét và sốt xuất huyết là phổ biến khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh.
Trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Theo Vox, khi trẻ gặp gỡ nhiều người lạ lần đầu tiên, thường là ở nhà trẻ, hệ thống miễn dịch của chúng tiếp xúc với vi khuẩn và virus chưa từng thấy trước đó. Điều này khiến trẻ dễ bị ốm hơn, đặc biệt là do virus cảm lạnh và cúm có khả năng lây nhiễm cao.
Aaron Michael Milstone, nhà dịch tễ học và giáo sư Nhi khoa tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, giải thích: "Trẻ không có khả năng miễn dịch từ trước. Khi trẻ được sinh ra, chúng được bảo vệ bởi khả năng miễn dịch mà người mẹ truyền lại khi mang thai. Nhưng những kháng thể đó dần biến mất và trẻ trở nên yếu hơn về mặt miễn dịch học".
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu phát hiện trẻ em dưới 6 tuổi bị cảm lạnh khoảng 6-8 lần mỗi năm. Bên cạnh đó, nếu một đứa trẻ bị nhiễm virus mà chưa từng mắc phải trước đây, vì trẻ không có biện pháp bảo vệ từ trước, bệnh của chúng thường sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Lý do khác khiến trẻ nhỏ bị ốm liên tục là hành vi kém vệ sinh. Không hiếm lạ khi chúng ta nhìn thấy trẻ cho ngón tay vào mũi, miệng, sờ vào những thứ bẩn, hay liếm, cắn đồ chơi nhặt được trên mặt đất. "Những yếu tố xã hội này khiến trẻ gặp nhiều rủi ro hơn", Milstone nói thêm.
Trẻ em dưới 6 tuổi bị cảm lạnh khoảng 6-8 lần mỗi năm. Ảnh: Vox. |
Theo India Times, tiến sĩ Mahesh Balsekar, chuyên gia tư vấn Y khoa Nhi khoa, Bệnh viện Nhi SRCC (Ấn Độ), cho biết trong khi các bệnh nhiễm trùng lây lan mạnh thời điểm gió mùa, năm nay có vẻ khác với sự gia tăng của một số loại virus cùng một lúc.
Ở nhà trong thời gian Covid-19 bùng phát ngăn chúng ta bị nhiễm virus thông thường. Có những lo ngại rằng điều này làm giảm khả năng miễn dịch và có thể là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng.
Nói về các triệu chứng và vấn đề sức khỏe thường được báo cáo, tiến sĩ Vineet Kwatra, chuyên gia tư vấn cấp cao, khoa Nhi, Bệnh viện Medanta, chia sẻ: "Những ngày này, chúng tôi nhận thấy trẻ em bị sốt cao, ho và cảm lạnh. Trẻ cũng bị sốt cao kéo dài hơn 5-7 ngày. Chắc chắn trẻ bị thương hàn và một số ca sốt xuất huyết".
Tiến sĩ Balsekar nói thêm các bệnh nhiễm trùng phổ biến hiện tại là Covid-19, bệnh tay chân miệng, cúm A, cúm lợn, viêm dạ dày ruột và viêm tiểu phế quản. Nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết, thương hàn và sốt rét cũng gia tăng.
Khi trẻ bắt đầu bị sốt nên điều trị như thế nào?
Các bậc cha mẹ thường hoảng sợ, lo lắng khi thấy con bị sốt. Khi đó, hầu hết chúng ta bắt đầu tự dùng thuốc để kiểm soát nó. Tiến sĩ Kwatra khuyên cha mẹ nên hạ sốt nghiêm túc ở nhà ngay cả khi đó là cơn sốt nhẹ trong một ngày.
Nguyên nhân là nhiều bệnh truyền nhiễm đều có biểu hiện tương tự ho, sốt nhẹ, cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng, nôn mửa và có thể tiến triển thành sốt không kiểm soát.
Do đó, tiến sĩ Kwatra đề nghị các bậc cha mẹ nếu thấy con bị sốt kéo dài hơn 2 ngày, không hạ khi dùng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào, đừng đợi ở nhà, hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc đưa con tới bệnh viện. Ngoài ra, điều đầu tiên và quan trọng nhất mà cha mẹ nên làm ở nhà là dự trữ các loại thuốc hạ sốt cơ bản như paracetamol, sử dụng 4-6 giờ/lần.
Nếu trẻ bị sốt kéo dài hơn 2 ngày, không hạ khi dùng thuốc, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ. Ảnh: Popsugar. |
Ngay cả khi cơn sốt không hạ khi dùng paracetamol, cha mẹ vẫn cần tắm hoặc lau người bằng nước ấm cho con. Tuyệt đối không sử dụng túi đá hoặc nước lạnh vì có thể khiến thân nhiệt tăng cao hơn. Tiến sĩ Balsekar khuyến cáo chỉ cần điều trị sốt nếu trẻ thấy khó chịu, thường là khi trẻ sốt trên 38,3 độ C đo ở nách.
"Các bậc cha mẹ nên giữ trẻ trong phòng mát, mặc quần áo nhẹ và bổ sung đủ nước. Hầu hết cơn sốt là do nhiễm virus nhẹ và sẽ khỏi sau 2-3 ngày. Nếu trẻ thoải mái và khỏe mạnh, đáp ứng tốt với các loại thuốc hạ sốt và không có triệu chứng đáng lo ngại, cha mẹ nên theo dõi cho con khoảng 48 giờ", chuyên gia này khuyến cáo.
Tuy nhiên, bất kỳ cơn sốt nào ở trẻ sơ sinh cũng cần được chăm sóc y tế. Trẻ lớn hơn cần đi khám nếu sốt cao hoặc có vẻ ốm yếu hoặc có các triệu chứng đáng lo ngại khác. Bất kỳ cơn sốt nào trở nên tồi tệ hơn hoặc không giảm trong 2-3 ngày cần được bác sĩ thăm khám.
Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm
Học viện Nhi khoa Ấn Độ khuyến nghị tiêm vaccine cúm cho tất cả trẻ em trên 6 tháng tuổi và nhắc lại hàng năm cho đến 5 tuổi. Trẻ lớn hơn chỉ cần tiêm vaccine cúm khi bị suy giảm khả năng miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính. Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19, các chuyên gia cho rằng trẻ lớn hơn cũng nên được tiêm vaccine cúm.
"Các bậc cha mẹ phải nhận thức rõ tiêm chủng chắc chắn giúp xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ để chống lại các loại virus cúm chết người, bao gồm cả cúm lợn", tiến sĩ Kwatra cho biết thêm.
Flor Munoz-Rivas, phó giáo sư Nhi khoa về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Baylor, khuyên phụ huynh nên đảm bảo con cái được tiêm phòng đầy đủ, đồng thời giữ nhà cửa sạch sẽ, rửa tay cho trẻ và rửa tay sau khi chạm vào chất tiết của trẻ hoặc thay tã cho trẻ. Bà đề nghị để trẻ ở nhà khi chúng bị ốm nếu có thể.
Dịch tay chân miệng
Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện ngay
Con tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng, đang điều trị tại nhà. Xin hỏi bé có triệu chứng nào thì tôi cần đưa tới bệnh viện ngay?
Thủ tướng: Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm nếu thiếu vaccine Covid-19
Nhấn mạnh dịch bệnh dù được kiểm soát vẫn còn những diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đẩy mạnh tiêm chủng và phải chịu trách nhiệm nếu để thiếu vaccine Covid-19.
Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp một số tình trạng ngoài da như phát ban do viêm da, nhiễm virus hay vi khuẩn, nấm.
Luật sư: 'Vội vã thiêu thi thể bé trai là điều bất thường'
Theo luật sư, ông Quang có dấu hiệu bất minh khi vội vã hỏa táng thi thể bé trai 3 tuổi. Cảnh sát cần làm rõ mục đích của bị can để xem xét áp dụng thêm tội danh.
Một gia đình làm đơn tố giác người liên quan vụ bé trai bị thiêu
Một gia đình ở TP Huế cho rằng con trai của họ đã nhiều lần bị bạo hành trong thời gian được ông Lê Minh Quang chữa bệnh chậm phát triển.