WHO cho biết mỗi năm có khoảng 525.000 trẻ em chết do tiêu chảy. Ảnh: Pexels. |
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết tiêu chảy cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ.
88% số ca tử vong do tiêu chảy đến từ nguồn nước không an toàn, không gian sống thiếu vệ sinh và thiếu thốn điều kiện, hạ tầng vệ sinh. Nước bị ô nhiễm bởi chất thải, nước thải, bể tự hoại và nhà vệ sinh, là những nơi có nguy cơ cao. Phân động vật cũng chứa vi sinh vật có thể gây tiêu chảy.
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và gây ra khoảng 40% số ca nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi. Hầu hết vi khuẩn lây qua đường phân và miệng, vi khuẩn tồn tại trong nước, thực phẩm hoặc đồ vật nhiễm bẩn.
Mối lo ngại lớn nhất khi mắc tiêu chảy là mất nước. Trong thời kỳ mắc bệnh, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, chất nôn, mồ hôi, nước tiểu và hơi thở, gây tình trạng mất nước nếu không được bổ sung kịp thời. Mất nước nghiêm trọng có thể khiến người mắc bệnh hôn mê, mắt trũng, không thể uống nước.
Bệnh tiêu chảy có thể được phòng tránh bằng những biện pháp đơn giản. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những cách phòng bệnh bao gồm uống nước ở nguồn an toàn, sử dụng khu vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, chỉ bú sữa mẹ với trẻ dưới 6 tháng tuổi, giáo dục y tế và cách bệnh lây lan, sử dụng vaccine phòng rotavirus.
Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe của Znews giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.