Mạc Can: Sẽ hạnh phúc nếu được chết sớm hơn!
(Zing) - Gặp Mạc Can, ai cũng có cảm giác ông rất vui vẻ và hóm hỉnh. Phút trải lòng của ông với Zing ít nhiều hé lộ phần nào cuộc đời của "anh hề mặt hẻo".
Ảnh: Vnn |
Ngòi bút “trẻ” của diễn viên “già”
Khi là diễn viên, đóng nhiều vai khác nhau, nhiều tính cách khác nhau, chiêm nghiệm từ thực tế để bây giờ, đến gần cuối cuộc đời Mạc Can thể hiện lại những cảm xúc đó bằng ngòi bút của mình.
Mạc Can tham gia viết truyện và trở thành nhà văn khoảng 5_6 năm, hàng lọat các tác phẩm: “Tấm ván phóng dao”, truyện ngắn “100 đôla âm phủ”, “Người nói tiếng bồ câu”, truyện tranh thiếu nhi “Cuộc du hành của chú kiến Tí Nị”.. được các giải thưởng của Hội Nhà văn. Hai tác phẩm “ Tấn ván phóng dao” và “ Phóng viên mồ côi” đựợc các Hãng phim mua bản quyền, dự định trong năm 2008 khởi quay. Riêng “Tấm ván phóng dao” do Hãng phim ngoài Bắc thực hiện nhưng lấy bối cảnh ở Sài Gòn.
Từ khi xuất hiện Mạc Can trở thành hiện tượng “lạ” trên thi đàn văn học Việt Nam. Hiện ông đang ở trong Hội nhà văn VN, Hội viên HNVTP nhưng trong thâm tâm ông không dám nghĩ đến điều đó. Theo ông nhà văn là người lập ngôn, người ta đặt cho mình một sứ mệnh cao cả, khắp nơi trên thế giới họ có thể thay đổi cả một guồng máy, hệ tư tưởng. Ông bảo mình chỉ là người viết truyện bình thường mà độc giả đồng cảm bởi nhà văn thì nó “siêu ghê gớm lắm”.
Nhiều người thắc mắc tại sao đến gần cuối cuộc đời lại chuyển sang viết văn và được gọi là “nhà văn trẻ”. Nhưng thật ra với ông đó là cả một quá trình chuẩn bị âm thầm, có thể gọi là bước chuyển tiếp cũng được, tất cả đều là nghệ thuật, chỉ là hình thức khác mà thôi. Cái tên “nhà văn trẻ” là do bạn bè gọi vui vì khoảng thời gian ông tham gia viết truyện cũng mới đây thôi. Ông thấy vui vui khi nghe gọi như thế.
Chữ nghĩa là bạn bè
Mạc Can có khao khát mãnh liệt về đọc chữ, theo ông nó có nhiều thú vị lắm và con chữ nó cũng có duyên nữa. Ông bảo do còn người của mình buồn hiu nên chơi với chữ và xem nó là bạn của mình. Thú vị là ở chổ này: Khi đang viết nếu không sử dụng chữ này thì Mạc Can dời nó ra ngoài nhưng phải xin phép đàng hoàng, nói với chữ như một người bình thường “Xin phép cháu “chữ” chú dời cháu ra chổ khác vì không thể để vô đây, khi nào có dịp chú lại sử dụng”. Đôi khi quên đem cái người bạn của mình vô ông thấy xót lắm và cảm giác như có lỗi với người bạn ấy. Mặc dù con chữ nó không trả lời ông được song Mạc Can vẫn đối thoại như người bình thường. Cái thú đó rất vui thành vậy ông tự học và thành người nghiện chữ, cứ thấy những bảng quảng cáo trên đường là đọc, những mẫu giấy trong gói xôi cũng đọc, nhìn quanh quẩn một hồi rồi cũng đọc, suốt ngày cứ đọc hoài. Sở dĩ Mạc Can trở thành người viết truyện (ông không nhận mình là nhà văn) là vì nghiện chữ.
... Và niềm hạnh phúc kì lạ của tuổi già
Mạc Can tự coi mình là một trong những ông già ít ỏi trên cõi đời này hạnh phúc bởi những ông già khác phải chịu cuộc tra tấn tinh thần khủng khiếp về cái chết đang được báo trước. Lí giải điều này Mạc Can cho rằng ở cái tuổi này người ta buồn, cái buồn trước mắt là khoảng thời gian mình tồn tại trên đời này còn quá ít, cái tuổi này nhìn mọi viếc chán chường, không còn bao lâu nữa mình sẽ tạm biệt những gì nhìn thấy hôm nay.
Cái hạnh phúc của Mạc Can là sớm thoát ra khỏi cuộc đời. Là người nhạy cảm nên ông nhìn mọi việc không giống người bình thường, sự tưởng tượng làm khổ tâm đến ông, nó rất là đau đớn. Mạc Can sẽ hạnh phúc nếu được chết sớm hơn. Đó không phải là lười biếng sống, ông bảo khi nào có tuổi người ta sẽ hiểu được điều này. Điểm tới còn khoảng 7_8 năm nhưng Mạc Can chỉ muốn thu ngắn lại 2_3 năm thôi.
Kim Chi
Ảnh: VNN