Câu 1: Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ vị thần nào?
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc. Người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. |
Câu 2: Sự tích Táo Quân kể về câu chuyện của nhân vật nào?
Sự tích Táo Quân của người Việt kể về câu chuyện của 3 nhân vật gồm: Trọng Cao, Thị Nhi và Phạm Lang. Cả 3 nhận vật này đều bị chết cháy, linh hồn của ba vị được đưa lên thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong làm Táo quân. |
Câu 3. Tại sao trong dịp tết ông Táo, người Việt thường thả cá chép?
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào 23 tháng Chạp là ngày Táo quân lên chầu trời, có nơi gọi là "Tết ông Công". Lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời, thưa với Ngọc Hoàng thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm qua dưới trần gian. |
Câu 4: Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo của người miền Bắc không thể thiếu...?
Trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo của người miền Bắc không thể thiếu bộ áo mũ các Táo. Mâm cỗ cúng thường là những món truyền thống như xôi, gà, giò, nem, canh măng, xôi, chè… |
Câu 5: Lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cũng ông Công, ông Táo của người miền Trung?
Tục cúng ông Công, ông Táo của người miền Trung thường được cho là cầu kỳ nhất trong 3 miền. Người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật. |
Câu 6: Người miền Nam cúng ông Công, ông Táo bằng lễ vật nào?
Vật phẩm cúng của người Nam Bộ gồm hoa cúc, đĩa trái cây kèm đĩa kẹo thèo lèo (kẹo đậu phộng và kẹo vừng) và bộ vàng mã "cò bay, ngựa chạy". Một số nơi nấu thêm chè xôi hoặc chỉ có đĩa trái cây là đủ. "Cò bay, ngựa chạy" là hình giấy hình con cò và con ngựa dùng để hoá thật sau khi xong lễ với mong muốn Táo về chầu trời nhanh hơn. Bên cạnh đó, gia chủ còn sắm 3 bộ quần áo mới bằng giấy cho 3 vị Táo. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lễ vật cúng ông Công, ông Táo của người miền Nam đơn giản nhất trong 3 miền. |
Câu 7: Sau lễ cúng ông Công, ông Táo, người Việt thường trồng cây gì trước sân?
Sau ngày 23 tháng Chạp, một số địa phương có tục trồng cây nêu trước sân nhà để xua đuổi ma quỷ. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Việt, vào dịp Tết Nguyên Đán, khi các vị thần trông coi nhà cửa lên thiên đình báo cáo công việc với Ngọc Hoàng, nhà cửa không được trông coi, quỷ sẽ lợi dụng vào nhà hại người. Việc trồng cây nêu là để xua đuổi quỷ. Đến ngày mùng 7 năm mới sẽ tiến hành lễ hạ nêu. |