Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mãn nhãn nhạn biển bắt cá ở Cần Giờ

Vào lễ hội Nghinh Ông, người dân và du khách được mãn nhãn với những màn bay liệng bắt cá của những chú nhạn biển.

Nhan bien Can Gio anh 1

"Tôi đã lái ghe nghinh được 10 năm lễ hội. Người dân nơi đây tin tưởng vào Ông lắm. Mùa này thường có mưa bão nhưng thời điểm đi nghinh là trời êm, biển lặn. Năm nay nhạn biển còn về nhiều hơn. Người ta gọi nó là chim báo bão nhưng tôi thấy nếu nhìn theo mặt tích cực thì có nhạn biển là... có cá. Ngư dân nơi đây thường đánh bắt gần nên thấy nhạn biển có thể đoán luồng cá", ông Võ Văn Sáu (68 tuổi, thuyền trưởng ghe nghinh Ông) cho hay.

Nhan bien Can Gio anh 2

Từ ghe nghinh, người dân và du khách có thể theo dõi những pha biểu diễn bắt cá điệu nghệ của những chú nhạn biển. Với hệ sinh thái được bảo vệ tốt, Cần Giờ là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim tại Việt Nam với khoảng gần 200 loài, bao gồm các loài có sinh cảnh sống trên cạn và các loài chim di cư (Shorebirds). Nếu ai yêu thích chim, Cần Giờ sẽ là điểm đến xem chim rất thú vị. Nơi đây được biết đến là một trong những Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) tại Việt Nam được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận vào ngày 21/01/2000.

Thủy sản là ngành kinh tế chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Huyện Cần Giờ tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản và Nghị quyết phát triển thủy sản đến năm 2030. Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng ngành thủy sản đạt hơn 42.300 tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Trên địa bàn huyện Cần Giờ có hơn 683 phương tiện tàu cá đồng loạt vươn khơi bám biển, với tinh thần vượt khó, thường xuyên thay đổi ngư lưới cụ, nâng cấp công suất máy, lắp đặt máy dò tìm hải sản, tìm ngư trường mới. Do đó, sản lượng đánh bắt được nâng lên với hơn 12.300 tấn trong 9 tháng đầu năm. Các tàu cá đều chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Nghề nuôi trồng thủy sản ở Cần Giờ có nhiều mô hình mới, diện tích sản xuất tiếp tục duy trì trên 4.500 ha. Ngoài các mô hình nuôi thủy sản truyền thống thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, huyện Cần Giờ đang phát triển mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản lượng thu hoạch đạt hơn 30.000 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ. Mô hình nuôi công nghệ cao tiếp tục phát triển với hơn 300 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (tăng 30 ha so năm trước), năng suất bình quân đạt khoảng 40 tấn/ha/năm, cao gấp 6 lần so với mô hình nuôi thâm canh truyền thống, đóng góp mạnh mẽ vào sản lượng và giá trị nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

Đến nay, huyện có 53 sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận là sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao, như: khô cá dứa, tổ yến, tôm thẻ chân trắng, mật dừa nước… Đồng thời, huyện cũng đang xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Cần Giờ cho sản phẩm tôm nước lợ, hàu và dừa nước. Bên cạnh đó, UBND TPHCM đang định hướng xây dựng thương hiệu Yến sào Cần Giờ mang tầm quốc tế.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Hướng dẫn viên hóa thợ ảnh khi khách thích 'sống ảo'

Tour có riêng lịch trình check-in, hướng dẫn viên thạo cả kỹ năng chụp và sửa ảnh..., đó là những dịch vụ mà công ty lữ hành cung cấp nhằm giúp du khách có ảnh đẹp sau mỗi hành trình.

https://tienphong.vn/man-nhan-xem-man-bay-lieng-bat-ca-cua-nhan-bien-can-gio-post1675732.tpo

Phạm Nguyễn/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm