Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mang Tết đoàn viên đến những ‘ngôi làng không tiếng cười’

Tết là dịp mọi người tạm gác lại những công việc, bộn bề lo toan của cuộc sống để trở về đoàn tụ, quây quần bên gia đình chờ đón năm mới.

Sum họp trong ngày Tết là truyền thống ý nghĩa, nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Nhưng đâu đó, vẫn có những mảnh đời, hoàn cảnh khó khăn không được cảm nhận sự ấm áp của điều ấy trong những ngày cuối năm.

Những ngày cuối năm ở "Ngôi làng không tiếng cười"

Vừa qua, bộ ảnh “Ngôi làng không tiếng cười” do nhiếp ảnh gia Tâm Bùi phối hợp cùng Con Bò Cười thực hiện đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Những tấm ảnh chia sẻ tâm trạng lo lắng, mong chờ của người dân làng Trà Bồng, Quảng Ngãi vào thời điểm cận Tết - khi hầu hết hộ gia đình có người thân đi làm xa quê và chưa định ngày trở về… Đây cũng là tâm trạng chung của nhiều ngôi làng có người thân xa nhà khó trở về dịp Tết.

Con Bo Cuoi anh 1

Tết cận kề, ai cũng mong ngóng người thân đi làm xa trở về. Ảnh: Tâm Bùi

Ngày thực hiện bộ ảnh, trời mưa rả rích cả ngày. Chị Thuỷ (40 tuổi) thường bồng con đứng dưới mái hiên, lo lắng ở thành phố, Tết cận kề có khiến công việc của chồng gặp khó khăn không.

Con Bo Cuoi anh 2

Những đứa trẻ cũng mong ngóng cha mẹ trở về đoàn viên dịp Tết. Ảnh: Tâm Bùi

Cùng hoàn cảnh, gia đình chị Hồ Thị Lê (22 tuổi) có 8 người. Chồng chị đi làm xa, ở nhà còn lại mấy chị em, mẹ và các con nhỏ. Ai thuê gì làm nấy, chị thường đi làm thuê như hái chè, lột vỏ quế, đập vỏ keo, trồng keo...

Con Bo Cuoi anh 3

Hoàn cảnh khó khăn khiến nhiều gia đình tại Trà Bồng có người thân đi làm xa. Ảnh: Tâm Bùi

Trong khi đó, chị Linh (29 tuổi) có 4 con nhỏ, chồng đi làm cà phê trong miền Nam. Một mình chị Linh nuôi 4 đứa trẻ ở nhà. Mỗi khi nhớ chồng, chị thường ra sau nhà, tay bế đứa con út còn chưa biết đi và nhìn mông lung về nơi xa. Dù không biết chính xác, nhưng chị luôn tin rằng qua mấy ngọn núi là đã tới chỗ chồng mình làm.

Hướng về khoảnh khắc đoàn viên đêm giao thừa

Tết Nguyên đán năm nay sẽ là một cái Tết khác mọi năm. Đại dịch Covid-19, giãn cách xã hội, bão lũ miền Trung… tạo ra áp lực kinh tế cho nhiều người. Những sự kiện không vui của năm qua vô tình khiến nhiều gia đình không có được tiếng cười trọn vẹn trong dịp xuân về. Thời khắc đón Tết nguyên đán với đầy đủ thành viên cũng trở nên xa tầm với. Nhiều người rời làng đi làm xa vẫn chưa đủ điều kiện mua vé về nhà, hoặc có xu hướng ở lại các thành phố lớn để tranh thủ kiếm thêm tiền gửi về quê.

Người ở nhà là vậy, tâm trạng người xa quê cũng nôn nao không kém. Trang It’s happened to be Việt NamHuman of Hà Nội cũng chia sẻ 2 câu chuyện người lao động xa quê, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những ngày qua.

“Bọn anh gốc nông dân, hứng biết bao nhiêu thiên tai từ trước đến nay nên khó sống lâu nếu không ráng nhìn mặt tích cực những chuyện này. Em ngó anh khổ vậy thôi chứ, nói thiệt, tính ra ở TP.HCM dễ kiếm tiền hơn đi trồng lúa nhiều. Có cái xe máy, chịu khó dậy sớm, chịu khó bị nghe chửi là thế nào cũng ra tiền. Nên cả năm anh với vợ ở TP.HCM chỉ để chờ được về quê ăn Tết thôi, tụi anh đếm từng ngày đó em”, trích từ trang It’s happened to be Vietnam.

Con Bo Cuoi anh 4

Nhiều người xa quê mong mỏi từng ngày để được trở về nhà dịp Tết. Ảnh: It’s happened to be Vietnam

“Không khí ở nhà những ngày Tết vui lắm. Dù tốn kém, nhưng anh em chị em cô chú con dì con bác cứ đến chúc Tết nhà nhau. Bà con anh em sáng mùng 1 là cứ ầm ầm kéo đến. Nhà chị lại là trưởng nên con cháu sáng mùng 1 đến hết chúc Tết. Gì thì cũng phải lì xì cho chúng nó đàng hoàng. Quanh đi quẩn lại làm cả năm cũng chỉ lo cho cái Tết. Không có là không được”, trích từ trang Human of Hà Nội.

Guồng quay mưu sinh trong 2020 chững lại, vô tình tạo thêm áp lực cho người xa quê vào cuối năm. Thế nhưng mọi người đều mong chờ ngày Tết về để được ở cạnh làng xóm, họ hàng, con cháu trong nhà. Tết sắp đến là động lực để họ vượt lên tất cả với niềm lạc quan và tấm lòng hướng về giây phút đoàn viên năm mới.

Con Bo Cuoi anh 5

Tết về là động lực để những người xa quê nỗ lực vượt khó. Ảnh: Human of Hanoi

“Điều khiến mình bất ngờ hơn cả khi nói chuyện với người dân nơi đây là dù họ vẫn chưa biết Tết này có được gặp lại người thân đang ở xa hay không, nhưng ai cũng có niềm tin rằng người thân sẽ về kịp trước đêm 30. Họ cũng hy vọng cho tương lai nữa”, nhiếp ảnh gia Tâm Bùi chia sẻ về cảm xúc của anh khi thực hiện bộ ảnh “Ngôi làng không tiếng cười”.

Để nhân rộng ý nghĩa của “Nụ cười đoàn viên”, Con Bò Cười còn tổ chức hoạt động “Góp hàng ngàn nụ cười - Trao niềm vui đoàn viên” trên mạng xã hội, kêu gọi người tham dự kết nối các giá trị tích cực, lạc quan đầu năm và nhân rộng thông tin với những người lao động, công nhân xa quê có hoàn cảnh khó khăn, đang làm việc ở các thành phố lớn biết đến chuyến xe về quê vui Tết. Con Bò Cười hy vọng, những nụ cười và niềm vui đoàn viên sẽ tỏa khắp mọi nhà trong dịp Tết Nguyên đán.

Con Bo Cuoi anh 6

Chuyến xe Tết "Nụ cười đoàn viên" là chương trình của Con Bò Cười phối hợp cùng Trung tâm Tình nguyện Quốc gia - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức, hỗ trợ vé xe về miền Trung cho thanh niên, công nhân, người lao động, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM.

Độc giả cùng Con Bò Cười mang đến Tết vui sum vầy cho những hoàn cảnh khó khăn bằng cách chia sẻ thông tin về chương trình "Nụ cười đoàn viên" tại đây, hoặc theo dõi fanpage để cập nhật các thông tin mới nhất.

Giang Tiểu San

Bình luận

Bạn có thể quan tâm