Theo New York Post, khoảng 8% dân số toàn cầu, chủ yếu là người Đông Á hoặc Đông Nam Á, có phản ứng đỏ bừng mặt vì rượu chỉ sau 1-2 ly.
Phản ứng đỏ bừng mặt là kết quả của một quy luật di truyền. Cụ thể hơn, đó là sự thiếu hụt di truyền với một loại enzyme có tên là aldehyde deydrogenase 2 (ALDH2). Bản thân biến thể di truyền này được gọi là ALDH2*2 và ảnh hưởng đến khoảng 8% dân số thế giới.
Nhiều người thường chủ quan khi làn da họ xuất hiện tình trạng đỏ khi uống đồ uống có cồn. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra hiện tượng làn da đỏ bừng sau khi uống đồ có cồn có thể gây ra một số tác động đe dọa đến tính mạng con người.
Các nhà nghiên cứu từ Stanford Medicine đã công bố một bài viết vào ngày 25/1 trên tạp chí Science Translation Medicine, phát hiện ra những người có biến thể gen nóng bừng có thể có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Các phát hiện cho thấy những người có biến thể này nên xem xét lại thói quen uống rượu của họ.
Một vài ly rượu cũng khiến não bạn teo lại
Cụ thể, biến thể gây viêm mạch máu do uống rượu. Điều này hạn chế lưu lượng máu đi khắp cơ thể và có thể dẫn đến bệnh động mạch vành.
Được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, nghiên cứu đã xem xét những con chuột có cùng một biến thể di truyền.
Joseph Wu, Giám đốc Viện Tim mạch Stanford và đồng tác giả của nghiên cứu, nói: “Chúng tôi phát hiện những con chuột mang biến thể này bị suy giảm khả năng giãn mạch máu. Khi được điều trị bằng rượu, những con chuột có biến thể này cho thấy kích thước mạch máu mở rộng, tăng độ dày của mạch máu, đồng thời làm giảm khả năng co bóp và thư giãn của mạch máu”.
Các nhà nghiên cứu kết luận có một phản ứng viêm trong mạch máu, làm hạn chế lưu lượng máu và có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành.
Sau đó, họ chuyển sự chú ý sang những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, những người bị suy giảm chức năng mạch máu ngay cả sau “một ly”.
Các tác giả phát hiện ra những người tham gia nghiên cứu mới và mắc ALDH2*2 bị suy giảm chức năng mạch máu ngay cả sau khi chỉ uống rượu vừa phải hoặc chỉ một ly.
Điều này có nghĩa là bất kỳ lượng rượu nào cũng có khả năng gây nguy hiểm cho những người có biến thể, đặc biệt nếu bạn đã có các yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng, chẳng hạn tiền sử gia đình mắc bệnh tim, huyết áp cao hoặc cholesterol cao.
Rượu tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch dù bạn uống rất ít. Ảnh: CNN. |
Tia hy vọng chống lại chứng nghiện rượu
Tuy nhiên, tia hy vọng đã xuất hiện. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra một loại thuốc trị tiểu đường có tên là empagliflozin đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng trong tế bào người được nuôi cấy. Loại thuốc này có thể giúp những người có nguy cơ mắc bệnh tim do biến thể này.
Mặc dù loại thuốc này có thể ngăn chặn các tác động đe dọa đến tính mạng của rượu, nó sẽ không ngăn được vết đỏ ửng do rượu tạo ra trên da bạn.
Điều này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy việc uống rượu thực sự là điều kinh khủng đối với những người có biến thể da đỏ bừng do rượu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra nó có thể làm hỏng DNA của bạn và làm tăng nguy cơ ung thư dù bạn chỉ uống hai ly mỗi tuần.
Rượu có hại hơn chúng ta nghĩ
“Nghiên cứu cho thấy không có lượng hay loại rượu nào tốt cho sức khỏe của bạn”, các tác giả từ Trung tâm Canada về Sử dụng Chất kích thích và Nghiện (CCSA) đã tuyên bố vào đầu tháng 1 về hướng dẫn mới của cơ quan. “Uống rượu bia, dù chỉ một lượng nhỏ, cũng có hại cho mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, khả năng uống rượu hay lối sống”.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng lặp lại quan điểm tương tự lên án việc sử dụng "chất gây ung thư Nhóm 1". Cơ quan toàn cầu gọi rượu là "chất độc hại, tác động tâm lý và gây lệ thuộc", tuyên bố không có lượng rượu nào là tốt cho sức khỏe.
Đồng tác giả của nghiên cứu Joseph Wu cho biết: “Chúng tôi nhận ra rất khó để mọi người kiêng rượu hoàn toàn. Do đó, chúng tôi khuyến khích những người có biến thể này nhận thức được những phát hiện khoa học mạnh mẽ chỉ ra tác hại của rượu và cắt giảm tiêu thụ rượu càng nhiều càng tốt”.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.