Người mẹ chụp lén phụ nữ trong nhà tắm công cộng để chiều lòng con trai 37 tuổi. Ảnh minh họa: Issei Kato/Reuters. |
Đài Truyền hình Nhật bản NHK đưa tin người mẹ bị con trai 37 tuổi yêu cầu chụp để mang về cho mình, vụ việc kéo dài trong khoảng thời gian ít nhất 4 tháng.
Theo đó, Satomi Seki, người mẹ 63 tuổi, nói với cảnh sát rằng con trai bà, Akinori, đã sống ẩn dật trong khoảng 20 năm, hiếm khi rời khỏi ngôi nhà mà cả hai cùng chung sống.
Để chiều lòng con trai, bà đã lén đặt những chiếc máy ảnh nhỏ trong phòng thay đồ và nhà tắm để chụp ảnh những người phụ nữ khỏa thân.
Cảnh sát lần đầu được cảnh báo về hành vi phạm tội của Satomi vào ngày 30/12, khi nhân viên tại một cơ sở tắm ở Aichi, miền trung Nhật Bản, nhìn thấy bà ta lén đặt hai chiếc máy ảnh vào giỏ đựng đồ vệ sinh cá nhân bằng nhựa. Khi Satomi cố gắng bước vào phòng thay đồ, các nhân viên đã giữ bà ngay tại chỗ.
Sau khi điều tra thêm, cảnh sát biết được rằng con trai bà đã lập mưu để mẹ chụp những bức ảnh. Các nhà chức trách sau đó đã bắt giữ người đàn ông 37 tuổi vào ngày 4/1. Các công tố viên thường sẽ bắt giữ lại các nghi phạm để trốn tránh thời hạn giam giữ trước khi buộc tội tối đa của Nhật Bản là 23 ngày.
Dựa trên đoạn phim từ camera bị thu giữ, cảnh sát xác định rằng cả hai đã chụp ảnh và quay video bất hợp pháp kể từ tháng 8/2022, thực hiện hơn 20 lần.
Satomi và Akinori đã bị bắt vì tội chụp ảnh và quay lén trái pháp luật. Nếu bị kết tội tái phạm, họ có thể bị phạt tù hai năm hoặc phạt tiền lên đến 7.673 USD. Cả hai cũng phải đối mặt với cáo buộc xâm phạm trái phép, một tội có thể bị phạt tù không quá ba năm hoặc phạt tiền tối đa 100.000 yen (khoảng 767 USD).
Theo dữ liệu của chính phủ, số vụ bắt giữ vì tội quay lén và quay phim bất hợp pháp ở xứ phù tang đã tăng hơn hai lần trong thập kỷ qua. Vào năm 2021, số vụ bắt giữ vì những tội danh này đã tăng 20% so với năm trước lên 5.019 vụ - mức cao kỷ lục.
Ước tính có hơn một triệu người chọn sống ẩn dật (hikikomori) ở Nhật Bản. Ảnh minh họa: Yuta Onada. |
Trong nỗ lực hạn chế những tội ác này, cảnh sát ở quận Kyoto đã phát hành quảng cáo trên mạng xã hội và các nền tảng phát trực tuyến khác nhau, kêu gọi mọi người ngừng chụp ảnh lén lút.
Ở tỉnh lân cận Osaka, nơi tội phạm chụp ảnh trái phép đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua, các sĩ quan mặc thường phục cũng được triển khai để tăng cường tuần tra ở những khu vực đông đúc như nhà ga.
Nhưng những nỗ lực này còn quá yếu, theo Chiharu Yamauchi, người đứng đầu tổ chức tình nguyện phòng chống tội phạm Voyeurism phi lợi nhuận. Nhóm của cô tuần tra các khu vực đông đúc để truy tìm thủ phạm, cũng như xác định các camera ẩn giấu trong phòng tắm và các cơ sở công cộng khác.
Yamauchi nói với VICE World News rằng: “Làm áp phích khuyến khích các nạn nhân bị chụp, quay lén tố cáo với cảnh sát là rất quan trọng. Nhưng chúng ta cũng cần những biện pháp để ngăn chặn tội ác xảy ra, chứ không chỉ quan tâm khi một người trở thành nạn nhân, bởi lúc đó thì đã quá muộn”.
Cô cho rằng sự gia tăng của các trường hợp chụp, quay lén là do điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến, đồng thời nói thêm rằng ngày nay, bất kỳ ai cũng có công nghệ để chụp những bức ảnh bất hợp pháp. Trong trường hợp cụ thể này, không chỉ có điện thoại di động, thủ phạm cũng có thể chạm tay vào các thiết bị nhỏ như máy quay lén.
Yamauchi cho biết giáo dục cộng đồng về vấn đề này và tiếp cận với thủ phạm là những cách quan trọng để hạn chế vấn đề.
“Nhưng những người ngoài cuộc cũng nên học cách can thiệp, chúng ta phải tạo ra một nền văn hóa nơi mọi người quan tâm đến nhau”, cô bày tỏ.
Satomi thừa nhận mọi cáo buộc, nhưng nói rằng bà bị con trai gây áp lực. Akinori phủ nhận âm mưu với mẹ trong mọi trường hợp. Khi được hỏi về động cơ của bản thân, anh ta không che giấu ý định của mình với cảnh sát.
“Khi tôi biết những bức ảnh có thể được bán trên Internet, tôi nghĩ mình sẽ thử bán chúng”, NHK dẫn lời của Akinori. Theo cảnh sát, những bức ảnh chưa được bán.
Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.