Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Mẹ hổ hết thời

Thời đại của những bậc phụ huynh ép con tham gia các lớp họ muốn nhưng con không muốn nên kết thúc, theo Guardian.

Emma Brocks, biên tập viên mục Làm phụ huynh của Guardian, cho biết cô đã quá mệt mỏi và từ bỏ việc cho con học violin 2 tuần trước.

Năm ngoái, cô và con mình ngồi trên taxi chạy vội vã đến các trung tâm giảng dạy sau giờ học có lịch chồng chéo lẫn nhau. Tất nhiên, họ không bao giờ đến đúng giờ. Mệt mỏi như vậy, Brocks vẫn bị những đứa trẻ nhà mình phàn nàn vì chúng thích ở nhà hơn dù cô đã đầu tư cho rất nhiều tiền để chúng được học những kỹ năng có ích.

Mẹ hổ

Người Mỹ đã sáng tạo thuật ngữ "mẹ hổ" để chỉ những người cha mẹ có thể chôn vùi tuổi thơ của con mình với những lịch học mà họ muốn.

Người ta đã nói quá nhiều về sự đầu tư quá mức của các bậc phụ huynh vào hoạt động ngoại khóa của con cái. Họ có thể lấy lý do để giúp chúng xác định niềm đam mê của mình. Nhưng ở độ tuổi lên 10, chẳng có cái gì là đam mê. Cái thật sự tồn tại là lợi thế cạnh tranh. Cái gọi là niềm đam mê ở độ tuổi này hầu như do cha mẹ vun đắp.

"Niềm đam mê của con tôi chỉ là chơi Robox (một trò chơi điện tử nhiều người chơi - PV), xem Henry Danger (một chương trình hài của Mỹ - PV) và viết note gửi nhau", Brocks viết.

Ở New York, nếu muốn con cái được học bơi, học nhạc hoặc ngôn ngữ thứ 2 trước khi lên trung học, các phụ huynh phải tự trả tiền. Số tiền có thể lên đến hàng nghìn USD. Nhu cầu đối với các dịch vụ này cao kinh khủng. Phụ huynh phải cài ghi chú trong lịch của mình để nhanh tay đăng ký lớp cho con trước khi hết suất.

me ho anh 1

Chi phí học thêm năng khiếu cho con ở New York cực kỳ đắt đỏ. Ảnh: Getty.

Cơn sốt cho con đi học ngoại khóa mang lại cho cả cha mẹ lẫn học sinh những trải nghiệm không ngờ. Nó khiến các bậc phụ huynh bị ám ảnh về lợi nhuận mà họ đầu tư.

"Nếu tôi đã phải chạy từ đầu này thành phố đến đầu kia trong một buổi chiều để đưa con đi học, tôi phải thấy được kết quả. Đó không chỉ là niềm vui con cái, nó còn là huy chương, giấy chứng nhận...", Brocks lấy ví dụ.

Cô cho biết các trung tâm giáo dục thừa hiểu những điều này. Nhờ đó, họ lấy chúng làm mục tiêu kinh doanh. Người ta xây dựng những chương trình học năng khiếu để kích thích ngọn lửa phù phiếm của các phụ huynh.

"Họ sẽ đánh giá con bạn có năng khiếu và trao đổi với bạn về việc đưa chúng vào các đội tuyển hạt giống. Và tất nhiên, bạn phải trả thêm tiền. Hàng trăm USD mỗi tháng cũng nên", cô phân tích.

Từ bỏ việc nuôi con "toàn tài"

Tuy nhiên, tình hình lạm phát kinh tế trong thời gian gần đây có thể khiến phụ huynh phải cân nhắc lại về các lớp học năng khiếu của con mình. Brocks khuyến khích các cha mẹ nên xem thử con cái có đang vui khi tham gia các lớp học đó hay không.

"Con gái tôi không muốn tập violin. Tôi nói với con hãy kiên nhẫn vì đây là bộ môn khó, sẽ cần nhiều thời gian để cải thiện. Tôi thậm chí còn nhắc nhở con rằng một giờ luyện violin có giá 75 USD", cô hồi tưởng.

Tuy nhiên, Brocks tự hỏi mình sau đó rằng "Khi lớn hơn, liệu con nó có cảm ơn mình về những gì đã bỏ ra không nhỉ?". Cô nhận ra một đứa trẻ có thể theo kịp lớp piano nếu nó thích violin, nhưng nếu nó không thích, chẳng có lý do gì phải ép nó học cả.

Con gái Brocks ban đầu tỏ ra rất hào hứng với các lớp violin, taekwondo và khiêu vũ, nhưng sau đó nhiệt tình ít dần và chỉ còn lại sự chán nản. Vì thế, cô quyết định cho con nghỉ học.

"Sau đó, tôi đưa các con đến một bức tường leo núi gần nhà, một trong mấy đứa con tôi leo lên không khác gì vận động viên chuyên nghiệp", cô nói.

Sau cùng Brocks rút ra kinh nghiệm của bản thân: "Nếu tôi cho con tham gia các lớp năng khiếu tôi thấy hay nhưng con không thích, chúng tôi sẽ nghỉ".

Cha mẹ đừng hủy hoại lòng tự trọng của con

Lòng tự trọng thấp có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ. CNBC Make It đã phỏng vấn chuyên gia tâm lý trẻ em để tìm ra cách xây dựng lòng tự trọng cho trẻ.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm